1. Đối tượng và điều kiện áp dụng
Thứ nhất, Luật XLVPHC năm 2020 sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể các hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Làm rõ hơn quy định “02 lần trở lên trong 06 tháng” để thống nhất trong cách áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cùng với đó là việc bỏ quy định về việc đối tượng phải vi phạm “02 lần trong 06 tháng” là điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc để đảm bảo tính khả thi cho luật, cụ thể luật đã thay cụm từ “02 lần trở lên trong 06 tháng” thành “đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng” giúp người đọc có thể hình dung được rõ ràng điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp xử lý hành chính bên cạnh đó điều kiện được sửa đổi cũng mang tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi so với trước. Bằng việc bổ sung thêm cụm từ
“về một trong các hành vi” như cụ thể tại điểm 3 khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật XLVPHC 2012 “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 46. Sửa đổi, bổ sung Điều 90 như sau: Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”cũng giúp câu hỏi vi vi phạm của đối tượng tại các lần vi phạm có nhất thiết phải có sự trùng lặp hay không được giải quyết
Thứ hai, điểm 1 khoản 49 Điều 1 “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 49. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 96 như sau:1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.”
Luật XLVPHC năm 2020 đã bỏ quy định áp dụng biện pháp “điều kiện tiền đề” hay nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 96 luật XLVPHC 2012“đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”; đồng thời, sửa đổi quy định về đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hướng theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy giúp làm tránh đi được mâu thuẫn giữa 2 bộ luật.
2. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Luật XLVPHC năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn đi các mốc thời gian thực hiện các công việc liên quan đến hồ sơ, trình tự; sửa đổi các quy định tại khoản 4 Điều 97, khoản 1 Điều 98, khoản 3 Điều 99, khoản 3 Điều 101 và khoản 3 Điều 103 của Luật XLVPHC 2012 liên quan đến thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo các vấn đề sau:
(i) Luật XLVPHC 2020 không còn quy định việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thành một thủ tục riêng biệt, độc lập.
(ii) Luật XLVPHC 2020 không còn quy định thẩm quyền kiểm tra tính pháp lý của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (điểm 3 khoản 52 Điều 1 Luật
XLVPHC năm 2020 bổ sung sửa đổi khoản 3 Điều 99 Luật XLVPHC 2012). Thêm vào đó, Luật quy định rõ, cơ quan nào lập hồ sơ đề nghị thì phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ. Bởi lẽ thực tế cho thấy quy định việc kiểm tra tính pháp lý
thành một thủ tục riêng biệt, độc lập không thật sự cần thiết, chỉ làm kéo dài thời gian thêm xem xét, áp dụng các biện pháp này, lấy ví dụ cụ thể điểm 4 khoản 50 Điều 1 Luật XLVPHC năm 2020 có quy định “cơ quan lập hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị” trong khi đó khoản 3 Điều 101 Luật XLVPHC 2012
“Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc 3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.”hoàn toàn không đề cập đến.
3. Những kiến nghị góp phần hoàn thiện những quy định về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính pháp xử lý hành chính
Theo nhóm, các biện pháp xử lý hành chính nên được tách biệt thành 1 bộ luật riêng tức không còn nằm trong luật XLVPHC nữa, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, nhóm thấy rằng tên gọi của luật không phù hợp với quy định này tên của luật là Xử lý “vi phạm hành chính” nhưng ở quy định này chỉ đề cập đến các biện pháp “xử lý hành chính” cùng với các thủ tục, thẩm quyền liên quan… Cụ thể các biện pháp xử lý vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật XLVPHC 2012
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” không có 1 loại trách nhiệm pháp lý nào là tương ứng.
Thứ hai, xem xét trên cơ sở trình tự, thủ tục, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, theo quan điểm của nhóm là có thể làm một luật riêng về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính với đầy các nội dung như đối tượng, điều kiện để áp dụng và các thủ tục, thẩm quyền của các tổ chức, cá nhân liên quan. Nhóm nhìn nhận rằng sự thay đổi sẽ không gây quá nhiều khó khăn hay bất cập về thủ tục lập pháp, trong khi đó mọi vấn đề liên quan đến áp dụng các biện pháp xử lý hành chính sẽ được giải quyết rõ ràng, quán triệt từ đó góp phần nâng cao sự hợp lý trong luật, trách những bất cập và sai sót không đáng có.