Bất cập của những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính:

Một phần của tài liệu NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2012 (Trang 31 - 34)

trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận để quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa vào CSCNBB”. Quy định này không rõ ràng, có thể có hai cách hiểu khác nhau: “(i) phải xác định rõ đối tượng là người nghiện ma túy và không có nơi cư trú ổn định thì mới đưa đối tượng vào cơ sở xã hội. (ii) cứ phát hiện đối tượng thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép là có thể đưa vào cơ sở xã hội, sau đó mới xác định tình trạng nghiện và nơi cư trú của đối tượng.”35

V. Bất cập của những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính: chính:

Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, cảm giác, nhận thức đến tình cảm, hành vi, ý chí và chưa phát triển toàn diện về sinh lý; khả năng nhận thức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, không có điều kiện tự lập, thiếu tự chủ, dễ bị tác động mạnh đến tinh thần gây ra những xúc cảm mãnh liệt, lôi kéo, dụ dỗ. Vì vậy, việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, trưởng thành khỏe mạnh; chỉ nên áp dụng hình phạt tù khi không còn biện pháp phù hợp và trong thời gian càng ngắn càng tốt.

1. Quy định về các nguyên tắc xử lý

Thứ nhất, khoản 2 Điều 134 quy định nguyên tắc: “Việc xử lý người chưa thành niên VPHC còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính cho phù hợp”. Khi áp dụng các biện pháp xử phạt, biện pháp thay thế đối với người chưa thành niên sẽ có những biện pháp được áp dụng ngay sau khi người chưa thành niên vi phạm hành chính bị phát hiện và được áp dụng tại chỗ, nhưng phải lấy khả năng nhận thức của người chưa thành niên (về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm) làm cơ sở, điều này dễ dẫn đến cảm tính, chủ quan, thiếu khả thi cho người thực hiện xử lý hành vi vi phạm . Bởi để đánh giá đúng khả năng nhận thức của chủ thể trước tác hại của hành vi trái pháp luật xã hội không chỉ phải căn cứ vào độ tuổi, giới tính,

35 Nguyễn Quốc Sử (2018), “Những bất cập cần sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính”, truy xuất từ https://trangtinphapluat.com/blog/bai-viet-hay/quan-ly-hanh-chinh/luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh. https://trangtinphapluat.com/blog/bai-viet-hay/quan-ly-hanh-chinh/luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh.

trình độ học vấn mà còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác.36 Ví dụ như biện pháp nhắc nhở không cần lập biên bản vi phạm.37

Thứ hai, thì độ tuổi đóng vai trò rất quan trọng khi xử phạt VPHC đối với cá nhân đặc biệt là với người chưa thành niên. Theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý VPHC, “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý”. Thế nên, độ tuổi rất quan trọng trong việc xác định có hay không VPHC để từ đó ra quyết định xử phạt người chưa thành niên đồng thời áp dụng hình thức xử phạt và mức tiền phạt tương ứng đối với người đó.

Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC quy định: “Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.” Việc quy định như vậy có một số bất cập như sau:

Một là, quy định “mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên” lại không thật sự rõ ràng, còn nhiều bất cập.

(i) Quy định này không thống nhất trong cách áp dụng luật. Ví dụ: theo điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ thì hành vi “lôi kéo người khác đánh nhau” sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Nếu người vi phạm là người thành niên và không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì bị phạt tiền trung bình 2.500.000 đồng. Tuy nhiên, nếu cũng trong trường hợp đó mà người đó là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức phạt là bao nhiêu?

(ii) Việc quy định “mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên” có thể được hiểu rằng là không vượt qua 1/2 mức tiền phạt phạt được áp dụng đối với người thành niên, 1/2 là hệ số mang tính tương đối, khác với hệ số “02 lần” quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC năm 2012: “đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”. Việc quy định hệ số tuyệt đối khiến việc tính toán mức tiền phạt dễ dàng hơn. Trong khi đó thì việc quy định một hệ số mang tính tương đối như trên dễ gây thói quen tùy tiện khi áp dụng quy định này bởi vì người có thẩm quyền xử phạt có thể tự ý quyết định mức tiền phạt miễn sao “không vượt qua 1/2 mức tiền phạt” áp dụng đối với người thành niên.

36 Cao Vũ Minh (2021), “Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy

định chi tiết”, số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021

Hai là, việc quy định: “Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC mà không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”. Do đó, nếu cha mẹ, người giám hộ thay mặt họ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính được coi là đã thi hành, nhưng nếu cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được thực hiện ra sao?

Thứ ba, Khoản 4 Điều 134 quy định: “Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ”. Nhưng “bí mật riêng tư” là bí mật như thế nào?

2. Quy định về việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả hậu quả

Theo quy định của Điều 135 Luật Xử lý VPHC, các hình thức xử phạt sau đây có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên: (i) Cảnh cáo; (ii) Phạt tiền; (iii) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trong đó, hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng đối với tang vật, phương tiện liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của người chưa thành niên. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính nghiêm trọng do cố ý làm trái, vi phạm hành chính nghiêm trọng với tang vật, phương tiện liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm nhưng không bị tịch thu. Đó là các tang vật và phương tiện bị chiếm đoạt hoặc sử dụng bất hợp pháp (ví dụ: đua xe trái phép với xe ăn trộm được).

Theo đó, tang vật, phương tiện bị tạm giữ do chiếm đoạt trái pháp luật hoặc do sử dụng trái pháp luật được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp trong trường hợp bị tịch thu. Trong trường hợp này, người chưa thành niên vi phạm pháp luật phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương đương với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật thay cho hình phạt tịch thu tang vật, phương tiện. Nếu không thanh toán, họ sẽ bị buộc thực hiện theo quy định tại Điều 86 của Luật Xử lý VPHC và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

Tuy nhiên, hầu hết người chưa thành niên không có thu nhập và tài sản cá nhân, vì vậy khó có thể bắt buộc họ nộp khoản tiền tương đương và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính không bắt buộc cha mẹ hoặc người giám hộ phải trả một khoản tiền tương đương nếu người chưa thành niên VPHC không có khả năng thanh toán.

PHẦN II: NHỮNG BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆNNHỮNG BẤT CẬP VỀ LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2020 NHỮNG BẤT CẬP VỀ LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2020

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Luật XLVPHC năm 2020 sửa đổi, bổ sung đã cơ bản khắc phục được được tương đối những bất cập mà Luật XLVPHC năm 2012 còn tồn tại về mặt pháp luật cũng như thực tiễn triển khai.. Tuy nhiên, pháp luật tồn tại là nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, mà các mối quan hệ xã hội thì rất phức tạp và luôn luôn vận động, phát triển không ngừng. Vì thế không tránh khỏi vẫn còn tồn tại những bất cập mà các nhà làm luật không dự liệu được. Do đó nhóm đã nghiên cứu, tìm tòi và đã nêu một số kiến nghị nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và phù hợp với tình hình thực tiễn; góp phần hoàn thiện các quy định về Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2012 (Trang 31 - 34)