Bảo đảm tính cộng đồng và tính công bằng trong quản lý sử dụng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông hồng thực trạng và giải pháp luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 91 - 93)

3.2. Giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nƣớc

3.2.5. Bảo đảm tính cộng đồng và tính công bằng trong quản lý sử dụng nước

Thực trạng tiếp cận nước sạch cho thấy những khó khăn (địa lý, tài chính, nhận thức) trong việc thực hiện quyền tiếp cận nước sạch, tính không bền vững và thiếu hiệu quả trong hệ thống cấp nước, sự thiếu công bằng rõ rệt trong khả năng tiếp cận nước sạch. Cần kết hợp nhiều nỗ lực để nâng cao tiêu chuẩn của các công trình nước sạch, mở rộng mạng lưới tuyên truyền, nâng cao nhận thức sức khỏe môi trường, thay đổi nhận thức, hành vi trong quản lý và sử dụng nước, nhất là ở các cộng đồng nông thôn. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng quản lý tài nguyên nước tổng hợp là cơ hội để cộng đồng tham gia cùng thực hiện quyền, cũng như việc lập kế hoạch và thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch các Chương trình cần cho sự tham gia đầy đủ của người dân với tư cách vừa là người thực hiện, vừa là người được thụ hưởng kết quả từ các Chương trình này.

Hầu hết các tỉnh và các ngành không xây dựng kế hoạch truyền thông tổng thể về nước sạch. Tần suất các hoạt động truyền thông không đều và chưa thường xuyên phần lớn hoạt động tập trung vào dịp Tuần lễ Quốc gia nước sạch, thời gian còn lại triển khai phân tán, thiếu hệ thống, chủ yếu do các ngành, các hội, các dự án thực hiện tại địa bàn xây dựng công trình cấp nước tập trung…Tỷ lệ phân bổ ngân sách cho truyền chỉ chiếm từ 1,4% đến 3% tổng ngân sách hàng năm của Chương trình phân bổ cho mỗi tỉnh. Hầu hết các đoàn thể ở cấp tỉnh trở xuống không được cấp kinh phí trực tiếp thực hiện các hoạt động truyền thông…

- Cần phải nâng kinh phí hoạt động đầu tư cho truyền thông và số lượng các hoạt động tuyên truyền ở các cấp để hướng tới thay đổi hành vi cộng đồng. Người dân phải được giáo dục nâng cao ý thức về việc sử dụng và bảo quản tài nguyên nước. Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, tạo cơ chế và điều kiện để người dân hỗ trợ giám sát, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi

gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước. Hướng dẫn người dân các biện pháp sử dụng nước an toàn, sử dụng các nguồn nước thay thế (nước mưa, nước bề mặt).

- Qua tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sức khỏe môi trường cho người dân nhằm đảm bảo sự thay đổi hành vi phù hợp với các nguồn cấp nước. Trong đó, chú trọng đến các biện pháp đa dạng hóa các phương thức truyền thông môi trường, đặc biệt là công tác phát động các cuộc thi tìm hiểu về nước mà có nhiều chương trình đã thành công, có sức lan tỏa trước đây như cuộc thi về “Dòng sông quê hương” (2009); “Môi trường và phát triển” (2007 – 2008) 3.…

Đa dạng hóa các hình thức tham gia của cộng đồng, bởi vai trò của cộng đồng rất quan trọng, thể hiện ở khía cạnh: phát hiện sự cố môi trường, phát hiện và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra tại địa phương, cơ sở. Phát động phong trào tình nguyện bảo vệ môi trường trong thanh niên, học sinh, sinh viên và các thành phần khác trong xã hội.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực: thu gom, vận chuyển rác thải, cơ sở xử lý rác thải; thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại; xử lý nước thải sinh hoạt tập trung…

- Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.

- Phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí, kết hợp truyền thông trực tiếp và truyền thông đại chúng theo hướng sáng tạo về cách tiếp cận đối tượng, sáng tạo về cách triển khai và huy động được sự cùng tham gia của các bên liên quan.

Việc huy động lực lượng cộng đồng bảo vệ môi trường sẽ tạo thành công chính cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường nói chung cũng như tài nguyên nước nói riêng. Đây cũng là hoạt động thực hiện quan điểm lấy dân làm gốc theo chỉ thị 36/CT-BCT (năm 1998) và gần hơn là Nghị quyết số 41/NQ-TW (năm 2001) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xác định bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người. Đây

cũng là một trong năm nguyên tắc bảo vệ môi trường được Luật bảo vệ môi trường, 2005 đưa ra tại Điều 4 rằng bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông hồng thực trạng và giải pháp luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)