3.2. Giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nƣớc
3.2.4. Công tác cải tiến quản lý nguồn nước ngầm, nước mặt, đảm bảo quyền
quyền sử dụng nước và giảm thiểu xu hướng khai thác nước quá mức
- Công tác quản lý, quy hoạch
+ Quản lý chặt chẽ việc cấp phép khai thác nước và giám sát chất lượng nước. + Cần có quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động thăm dò, khai thác nước ngầm, kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác nước bừa bãi. Cấp lưu vực là cấp tốt nhất để giải quyết vấn đề tiếp cận nguồn nước cho các nhu cầu có tính cạnh tranh. Quy hoạch lưu vực sông có thể là một biện pháp tổng hợp rất hữu ích cho công tác quản lý nước, vì có thể xóa bỏ ranh giới hành chính giữa các cấp chính quyền và ngành.
+ Cần có chính sách bảo vệ lưu vực các dòng sông, giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng, thiếu nước mùa khô, trong đó đặc biệt quan tâm đến hợp tác quốc tế trong quản lý lưu vực sông Hồng. Đối với sông tạo nên hệ thống sông Hồng, cần có sự phối hợp điều hành nước của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện.
trong đó đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giảm nước thất thoát và cung cấp các cơ sở hạ tầng mới cho ngành.
+ Xây dựng một kế hoạch cải cách và cung cấp tài chính dài hạn cho việc khai thác nguồn nước.
+ Nước và cung cấp dịch vụ nước để giải quyết các vấn đề như bền vững tài chính; các yêu cầu hiện đại hóa và định hướng dịch vụ; nâng cao hiệu quả sử dụng nước; các chỉ tiêu chất lượng nước và môi trường. Kiến nghị giải pháp lên Quốc hội xem xét tăng mức chi sự nghiệp môi trường lên trên mức 2% tổng chi ngân sách hàng năm nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường nói chung, môi trường nước nói riêng trong tình hình mới (chi ngân sách thường xuyên hiện nay là 1%).
+ Phí dịch vụ nước cần được chỉnh sửa để dần dần phản ánh đúng chi phí kinh tế phải bỏ ra cho việc cấp nước, việc vận hành, duy tu bảo dưỡng và các đầu tư sau này nhằm nâng cao dịch vụ cấp nước, chất lượng nước và đảm bảo tính hiệu quả, bền vững hệ thống. Giá bán nước sạch cần tính đến đặc điểm từng nguồn nước, điều kiện kinh tê – xã hội từng vùng, từng địa phương, từng khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong khu giá nước do Bộ Tài chính ban hành bảo đảm người dân có thể chi trả.
+ Khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân có khả năng cung cấp dịch vụ hiệu quả tham gia lĩnh vực cấp nước để nước sạch đưa về tới từng hộ gia đình. Nhưng do các dịch vụ này có tính chất độc quyền tự nhiên nên vẫn cần khu vực nhà nước điều tiết một cách thận trọng, tránh tình trạng doanh nghiệp tư nhân cung cấp nước sạch sẽ độc quyền và tự ý điều chỉnh nâng mức giá.
- Về sử dụng tiết kiệm nước
+ Đối với một số lưu vực sông gặp khó khăn về tài nguyên nước: Cần xây dựng mục tiêu sử dụng nước tiết kiệm trong tất cả các đối tượng sử dụng nước nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, dịch vụ... sao cho có hiệu quả hơn. Cần có sự chung tay tiết kiệm của từng cá nhân đối với nước sinh hoạt.
Cục Quản lý Tưới tiêu và Cấp nước nông thôn ở Trung Quốc về tiết kiệm nước được báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về Tưới tiêu lần thứ 19 ở Bắc Kinh năm 2005 cho thấy: Trong chương trình hoàn chỉnh và hiện đại hóa các hệ thống thủy nông ở Trung Quốc đã tăng thêm được 6,67 triệu ha được tưới và tiết kiệm hàng năm được 20 tỷ m3 nước. Ở Việt Nam nếu cũng thực hiện chương trình này như Trung Quốc thì chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao thêm được diện tích tưới tiêu và tiết kiệm được rất nhiều nước.
+ Về việc miễn giảm thủy lợi phí cần cân nhắc và có các giải pháp để sao hạn chế được việc xuống cấp của các hệ thống thủy nông và lãng phí nước trong tưới tiêu.
+ Các ngành sử dụng nước khác nhau cũng cần có chương trình sử dụng nước tiết kiệm. Riêng đối với Thủy điện thì cần có quy trình vận hành hợp lý để vừa đảm bảo yêu cầu ngành điện và phục vụ các yêu cầu sử dụng nước ở hạ lưu cũng như duy trì dòng chảy sinh thái, tránh tình trạng mùa mưa thì xả, mùa khô thì giữ nước.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
Hiện nay, các chương trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn chậm, thiếu những công nghệ cấp nước với giá phù hợp cho những vùng sâu, vùng nghèo. Bởi hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ về nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung vẫn còn dàn trải, chưa được đầu tư đúng mức, trang thiết bị tại các cơ sở nghiên cứu còn lạc hậu cùng với tình trạng chảy máu chất xám…đã góp phần cho tình trạng số lượng các sáng chế, công trình khoa học về nguồn nước, xử lý nước sạch quy mô cấp quốc gia chưa nhiều, tầm quốc tế lại là số ít. Hiện vẫn chưa có doanh nghiệp cung cấp công nghệ xử lý nước thải, kiểm soát chất thải ngang tầm khu vực và thế giới. Nên các doanh nghiệp có hoạt động xả thải sẽ phải tính toán đến chi phí nhập khẩu thiết bị, máy móc, công nghệ xử lý.
Giải pháp đề ra là phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao trong các đơn vị nghiên cứu trên cả nước và đầu tư trọng tâm, nhân rộng công nghệ mang tính ứng dụng cao nhưng chi phí có thể tiếp cận được.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu dây chuyền xử lý nước thải tại các nhà máy…Bên cạnh đó, cần có định hướng công nghệ rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng cho các loại hình xử lý chất thải làng nghề, nước thải, rác sinh hoạt và phế thải nông nghiệp, chăn nuôi… với chi phí thấp và khuyến khích áp dụng.