3.2. Giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nƣớc
3.2.2. Tăng cường phối hợp, phân cấp, nâng cao năng lực các cơ quan quản
quản lý đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên nước
- Củng cố vai trò của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, thiết lập các mô hình thể chế phù hợp cho việc quản lý các lưu vực sông.
- Cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành có liên quan để có những biện pháp cụ thể khắc phục những chồng chéo trong phân công nhiệm vụ quản lý và bảo vệ môi trường nước. Một trong những giải pháp cần được xem xét, đó là việc kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của các Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông.
Trước các thách thức về quản lý sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Tài nguyên nước năm 1998, Việt
Nam đã bắt đầu tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông. Theo đó, 08 Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông trực thuộc Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã được thành lập là sông Hồng-Thái Bình, Cầu, Nhuệ-Đáy, Cả, Vu Gia- Thu Bồn, Đồng Nai, Srêpok và sông Cửu Long. Từ năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã cơ cấu lại ngành nước và chuyển chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn sang Bộ Tài nguyên và Môi trường, và sau đó trách nhiệm quản lý lưu vực sông cũng được chuyển giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mô hình tổ chức lưu vực sông đã thay đổi khi Chính phủ ban hành Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 về quản lý lưu vực sông, theo đó các Uỷ ban lưu vực sông - một hình thức tổ chức lưu vực sông mới đã được hình thành, như là một bước tiến về hoàn thiện thể chế và pháp lý cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông có hiệu quả. Theo đó, Uỷ ban lưu vực sông có chức năng giám sát, điều phối hoạt động của các bộ, ngành, địa phương liên quan để thực hiện quy hoạch lưu vực sông, đề xuất ban hành các chính sách, kiến nghị về các giải pháp bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông. Tuy nhiên, câu hỏi liệu Uỷ ban lưu vực sông có phải là một cơ cấu hợp lý, có quyền lực thực sự để có thể vượt qua các thách thức, hoạt động hiệu quả theo mục tiêu quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên các lưu vực sông trong bối cảnh và xu hướng phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam hay không. Bởi hầu hết dòng sông lớn có chung lưu vực với các nước láng giềng, nhưng Việt Nam lại không thể chủ động kiểm soát được việc sử dụng và tiêu hao nguồn nước chủ yếu ngoài lãnh thổ.
Xét về mặt quyền hạn và quan hệ thể chế, Ủy ban lưu vực sông giống như là cơ quan tham mưu, thừa hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với sông lớn và liên tỉnh) và/hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với sông nội tỉnh), hơn là một tổ chức độc lập để có đủ quyền và khả năng điều phối các bên liên quan có cùng lợi ích hoặc xung đột lợi ích ở các cấp khác nhau (trung ương, tỉnh, địa phương; giữa các bộ, ngành) trên một lưu vực sông. Vì vậy, quyền lực của một Ủy ban lưu vực sông mạnh là phải đảm bảo cho Ủy ban lưu vực sông có vị thế và tiếng nói để đàm
phán và phối hợp hiệu quả với Ủy ban nhân dân các tỉnh, các Bộ (gồm cả Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính, và cơ quan ngang Bộ, nhất là các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn) về quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông và cả năng lực hợp tác và đàm phán quốc tế với các nước cùng chia sẻ lưu vực sông do Ủy ban quản lý.
- Việc tổ chức cấp nước ở các địa phương chưa thống nhất. Sự phối hợp và chỉ đạo của các ngành Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch đầu tư chưa chủ động và chưa chặt chẽ. Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn ở cấp Huyện chưa được thực hiện thống nhất theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ.Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuỷ lợi và Trung tâm Nước sạch chưa rõ ràng và còn chồng chéo.
Giải pháp tháo gỡ là tăng cường sự phối hợp các cấp ở trung ương, giữa trung ương và địa phương. Cùng với đó là nâng cao năng lực của chính quyền địa phương về quản lý tài nguyên nước. Quản trị nhà nước cần được tách khỏi công tác khai thác và sử dụng, và từ vai trò thực hiện trực tiếp chuyển sang vai trò quản lý, điều tiết, giám sát thị trường ở cấp quốc gia. Hoạt động của các chính quyền địa phương phải đóng vai trò trung tâm để đạt hiệu quả trong quản lý tài nguyên nước tổng hợp, quản lý ven biển tổng hợp và trong cung cấp dịch vụ nước, tăng cường năng lực địa phương cho vận hành, bảo dưỡng và tìm cách kêu gọi những hỗ trợ thích đáng cho hệ thống cấp nước.
- Để nâng cao năng lực các cơ quan quản lý liên quan đến nguồn nước, thì các nhà quản lý, các nhà khoa học, các cán bộ đều phải quán triệt và hiểu sâu sắc về an ninh môi trường nói chung, an ninh nguồn nước nói riêng cũng như quyền của người dân trong việc tiếp cận nguồn nước sạch.
- Tăng cường trách nhiệm giải trình, mức độ minh bạch để người dân có thể tiếp cận các số liệu về hiệu quả hoạt động. Đặc biệt là cần tăng cường và nâng cao năng lực dự báo các diễn biến về thời tiết, khí hậu, các bệnh liên quan đến nguồn nước để người dân kịp thời đối phó. Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (tháng
10/2010), trên 90% người dân được hỏi cho rằng họ có quá ít thông tin về môi trường và cho rằng lỗi đó là thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương.
- Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững. Vì vậy, cùng với các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, cần huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, từ nhân dân để hình thành quỹ phụ vụ trực tiếp cho việc giải quyết các vấn đề về nước cũng như việc sử dụng nước của người dân. Cũng cần nhấn mạnh rằng, cần xây dựng một kế hoạch cung cấp tài chính lâu dài cho ngành thủy lợi là một việc quan trọng góp phần đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững.