Nội dung của quyền sử dụng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông hồng thực trạng và giải pháp luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 42 - 44)

1.2. Một số vần đề lý luận về quyền tiếp cận nƣớc sạch

1.2.3. Nội dung của quyền sử dụng nước

Trước khi có sự giải thích của Ủy ban Công ước vào năm 2002, thì nội dung của quyền về nước có thể được hiểu như là quyền tiếp cận với nước một cách đầy đủ về chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản nhất của con người. Cả ba yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần phải được nhận thức một cách rõ ràng khi xác định nội dung quyền về nước như là một quyền con người, đó là:

- Tiếp cận được: bao gồm 3 yếu tố mà nước phải đáp ứng: + An toàn tiếp cận mặt vật lý cho tất cả mọi người

+ Giá cả phải chăng

+ Tiếp cận cả trong quy định của pháp luật và trên thực tế

- Chất lượng phù hợp: nước cho tất cả mọi người sử dụng, hay chất lượng nước sử dụng phải an toàn.

- Số lượng: việc cung cấp nước phải đầy đủ và liên tục cho cá nhân sử dụng trong sinh hoạt và cho các mục đích bên ngoài khác.

Tại các công ước quốc tế và nghị định thư bổ sung rất hiếm khi đưa ra cả ba khía cạnh trên với tư cách là nội dung của quyền về nước. Định nghĩa cơ bản quyền con người về nước được lần đầu tiên đưa trong Hội nghị tại Mar del Plata. Lời mở đầu của Tuyên bố 1977 được trích dẫn trong Chương 18 (bảo vệ và quản lý nước ngọt) của Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững luôn lặp lại cùng nhau thống nhất tiền đềrằng “tất cả mọi người, ở bất cứ giai đoạn nào của sự phát triển và trong các điều kiện kinh tế và xã hội của mình, đều có quyền tiếp cận với nước uống với chất lượng và số lượng bình đẳng nhau cho nhu cầu cơ bản của mỗi người” 23.

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đề cập đến trong Bình luận chung số 15 năm 2002, được bắt đầu bởi “Quyền được sử dụng nước cho rằng mọi người có quyền tiếp cận với nguồn nước đầy đủ, an toàn, được chấp nhận và có thể chi trả được cho các mục đích sử dụng mang tính cá nhân và hộ gia đình” 18. Ngoài ra, trong Tuyên bố thiên niên kỷ cũng ghi nhận rằng việc cung cấp nước uống không chỉ đơn giản là vấn đề chất lượng mà còn bao hàm cả hai yếu tố là số lượng và tính tiếp cận được như là yếu tố quan trọng, Tuyên bố cũng thừa nhận sự cần thiết phải ngăn chặn việc khai thác nguồn nước không bền vững bằng chiến lược quản lý nước ở cấp khu vực, quốc gia và cấp địa phương, nhằm thúc đẩy cả hai yếu tố tiếp cận công bằng và cung cấp đầy đủ.

Quyền về nước có mối liên hệ mật thiết với quyền được hưởng các tiêu chuẩn cao nhất có thể về sức khỏe thể chất và tâm thần, quyền có nơi cư trú thích đáng và quyền có lương thực thích đáng do vai trò quan trọng của nước trong nhu cầu cơ bản của con người (nhu cầu sinh tồn, sử dụng trong sinh hoạt cá nhân và gia đình cũng như để sản xuất, chế biến…). Theo đó, quyền về nước có yếu tố quyền tự do và yếu tố quyền thụ hưởng [9].

- Quyền tự do về nước bao gồm quyền tự do tiếp cận các nguồn nước đang tồn tại và tự do không bị cản trở của bên thứ ba như ngăn cản tiếp cận nguồn nước hay làm ô nhiễm nguồn nước.

- Quyền thụ hưởng về nước bao gồm quyền đối với một hệ thống cấp nước và quản lý nước sao cho mọi người có thể thụ hưởng quyền về nước một cách bình đẳng.

Các yếu tố này phải thích đáng, không chỉ từ góc độ quy chuẩn kỹ thuật hay là một loại hàng hóa từ góc độ kinh tế, mà phải cân nhắc đến khía cạnh xã hội và văn hóa của nước. Cách thức đạt được quyền sử dụng nước phải mang tính bền vững, đảm bảo có thể đạt được quyền đó cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Để đảm bảo sự thích đáng tùy thuộc vào từng điều kiện của mỗi quốc gia, Ủy ban Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã đưa ra điều kiện hay chính là yếu tố tối thiểu mà các quốc gia phải đảm bảo cho mọi trường hợp, tại mọi nơi tại Bình luận

- Tính sẵn có: Việc cung cấp nước phải liên tục và đầy đủ với nhu cầu sử dụng của cá nhân và gia đình. Những mục đích này trước hết được sử dụng cho nước uống, vệ sinh cá nhân, giặt, nấu ăn và vệ sinh trong gia đình phù hợp với các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

- Chất lượng: Nước sử dụng cho cá nhân và gia đình phải an toàn, không có các yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người về sinh hóa hay chất phóng xạ và chấp nhận được về màu, mùi và vị.

- Tiếp cận được: Mọi người, không phân biệt, theo pháp luật của quốc gia thành viên ICESCR, có thể tiếp cận với nước và các điều kiện và dịch vụ về nước. Tính có thể tiếp cận nước thể hiện qua bốn khía cạnh đan xen nhau:

+ Tiếp cận trực tiếp: nguồn nước phải trong phạm vi tiếp cận được trong khoảng cách an toàn về thể chất với mọi bộ phận dân cư. Nước đầy đủ, an toàn và chấp nhận được phải được đưa đến từng hộ gia đình, các cơ quan và các vùng lân cận.

+ Tiếp cận được về mặt kinh tế: chi phí trực tiếp và gián tiếp để tiếp cận nước phải ở mức chi trả được với mọi người mà không phải hy sinh hoặc đe dọa đến việc thụ hưởng các quyền con người khác.

+ Tính không phân biệt: tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương và thứ yếu trong dân cư phải tiếp cận được với nước mà không chịu bất kỳ sự phân biệt nào dù là về mặt quy định pháp luật hay trong thực tế.

+ Tiếp cận thông tin: Mọi người đều có quyền tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin về các vấn đề liên quan đến nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông hồng thực trạng và giải pháp luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)