1.2. Một số vần đề lý luận về quyền tiếp cận nƣớc sạch
1.2.1. Lịch sử quyền về nước
Trong suốt chiều dài lịch sử, trong nhiều xã hội cổ xưa, quyền đối với nước và đất được gắn kết chặt chẽ với nhau. Đôi khi, ở những khu vực khô cằn, quyền sử dụng đất phụ thuộc vào khả năng sử dụng của nước. Phổ biến hơn cả là quyền sử dụng nước phụ thuộc vào việc sử dụng đất hoặc công trình xây dựng trên đất đó, nên có thể coi vào thời kỳ này quyền đối với nước lồng ghép với quyền về đất đai.
- Luật La Mã
Vào thời kỳ La mã, luật pháp có quy định rằng mọi người có quyền sử dụng với dòng nước chảy, quyền đối với dòng nước là độc lập với quyền sở hữu đất đai và kéo dài miễn là dòng nước đó vẫn được sử dụng, không cho sở hữu tư nhân đối với nước sinh hoạt. Các hoa lợi hoặc lợi thế việc sử dụng các nguồn tài nguyên
cũng sẽ bị ngăn cản khi bị khai thác quá mức. Bởi theo luật La Mã, đất đai không được sở hữu bởi người dân mà nó thuộc quyền sở hữu của nhà nước cộng hòa La Mã và được quản lý bởi những người có quyền lực. Các tiếp cận này đã tạo ảnh hưởng lớn đến quan niệm về quyền sử dụng nước trong các quy phạm pháp luật ở các nước Châu Âu sau này [22].
Việc phân biệt nguồn nước công cộng và nguồn nước tư nhân đã ảnh hưởng rất nhiều đến các chủ đất. Theo đó, luật cho phép người dân có quyền sử dụng nước ở các hệ thống hay dòng sông được mở để cho tất cả những người có thể tiếp cận được. Quyền đối với nguồn nước tư nhân (cả nước bề mặt và nước ngầm) có được từ quyền sở hữu đất thì chủ đất sẽ được sử dụng nguồn nước trong phạm vi này mà không có bất kỳ hạn chế nào.
- Cách tiếp cận quyền về nước của các quốc gia theo hệ thống luật thành văn (civil law).
Sự phân biệt giữa vùng nước công cộng và vùng nước riêng, đã tồn tại và giữ một ảnh hưởng lớn trong các nước theo hệ thống luật thành văn. Các quốc gia theo hệ thống luật thành văn cho rằng, trong trường hợp cơ quan nhà nước cho phép được sử dụng nguồn nước công cộng thì cũng không mặc nhiên trường hợp này được sử dụng cho nguồn nước riêng. Sự khác biệt này được đề cập trong Bộ luật Dân sự Pháp 1804 (Bộ luật Napoleon), theo đó vùng nước công cộng là những khu vực được xác định là nơi có nước ngầm hoặc nước bề mặt và thuộc về cộng đồng hay sự quản lý của quốc gia, để sử dụng nguồn nước này cần có giấy phép của chính phủ hoặc được ủy quyền [22].
Nguồn nước riêng, được hiểu là nguồn nước thuộc về một khu vực địa phương, thuộc về hoặc trong vùng đất thuộc sở hữu tư nhân, thì có quyền tự do sử dụng nguồn nước này nhưng quyền sử dụng bị giới hạn bởi các vấn đề có tính chất bắt buộc như: tình trạng lệ thuộc các nguồn nước, quyền làm đường đi qua…Quyền sử dụng nguồn nước tư nhân, bao gồm cả nước bề mặt và nước ngầm xuất phát từ vùng đất thuộc sử hữu tư nhân sẽ được công nhận là một loại quyền phát sinh từ việc sở hữu đất và chủ sở hữu đất sẽ được sử dụng nguồn nước có trên mảnh đất của
mình mà không có sự hạn chế nào. Tương tự như vậy, đạo luật về nước của Tây Ban Nha năm 1886 có quy định rằng tất cả nước bề mặt có vào mùa xuân nằm trên vùng đất thuộc sở hữu tư nhân, cũng như lượng nước mưa có trên đất, chúng cũng được coi là tài sản thuộc sở hữu tư nhân, nhưng chỉ được sử dụng trong phạm vi khu đất có nguồn nước đó.
- Cách tiếp cận của các nước theo hệ thống thông luật hay còn gọi là luật án lệ (common law).
Ban đầu, các nước theo hệ thống luật này không có sự phân biệt giữa nguồn nước công và nguồn nước tư. Tuy nhiên, sau đó các nước này đã duy trì nguyên tắc của luật La Mã cho rằng dòng nước chảy là thuộc về quản lý công và trong chừng mực cho phép mọi người có thể tiếp cận nguồn nước này để sử dụng một cách hợp lý, như vậy quy định này đã tạo ra đặc quyền cho các chủ sở hữu các vùng đất tiếp giáp với các nguồn nước này. Từ những nguyên tắc cơ bản này, học thuyết “chủ nghĩa ven sông” phát triển ở Anh và Bắc Mỹ trong cả kỷ XIX [22].
Điểm nổi bật trong bối cảnh này là quyền ven sông không phải là quyền nhỏ của hợp phần, phẩn bổ sung hay lệ thuộc vào quyền sử dụng đất mà nó là một phần của quyền sở hữu đất. Nội dung quyền này cho phép chủ sở hữu đất ven sông có quyền sử dụng bình thường dòng nước chảy của nguồn nước. Điều này bao hàm việc sử dụng nguồn nước hợp lý cho mục đích sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, tưới tiêu và chăn nuôi. Việc quy định trừu tượng như vậy đã ảnh hưởng đến việc sử dụng nước của các chủ sở hữu đất ven sông ở hạ lưu.
Ngoài ra, một chủ đất ven sông cũng có quyền sử dụng nước với bất kỳ mục đích nào khác, miễn là việc sử dụng này không ảnh hưởng đến quyền của các chủ đất ở trên hoặc dưới con sông. Giới hạn của bất thường (với nghĩa trái ngược của
bình thường) trong sử dụng nước chưa bao giờ được định nghĩa và có lẽ không có khả năng định nghĩa. Nhưng có hạn chế rõ ràng rằng, việc sử dụng nước đó là hợp lý, mục đích của việc sử dụng đó phải có liên hệ với mảnh đất và nước có thể được phục hồi, nguồn nước không bị giảm đáng kể về khối lượng và không thay đổi trong thành phần nước [22].
Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp sử dụng bất thường mà hợp lý thì vấn đề trên thực tế được đặt ra cần tham chiếu tới tất cả các trường hợp kể trên. Ngoài quyền ven sông tự nhiên, liệu một chủ sở hữu ven sông có được quyền bổ sung quyền trong tự nhiên của xây dựng hạ tầng, mà nó được gọi là loại quyền sử dụng đất, phù hợp với các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất khác.
Phương pháp tiếp cận quyền về nước dựa trên quyền về đất đã tạo điều kiện dễ dàng cho các chủ sở hữu đất trong việc đưa ra tuyên bố sử dụng mà không cần sự cho phép của Nhà nước. Tuy nhiên, việc tuyên bố này cũng có những bất cập, trước hết là vấn đề định lượng, sử dụng nước bao nhiêu được coi là sử dụng hợp lý theo quy định trong luật các nước theo hệ thống luật án lệ? Tương tự như vậy, các vấn đề phát sinh về việc tuyên bố chủ quyền trên vùng nước tư nhân trong hệ thống civil law cũng sẽ tạo hạn chế khi đặt vào việc thực hiện các quyền về nước…Nhu cầu dùng nước đặt ra yêu cầu rằng cần tách quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng nước để cho ai cũng được tiếp cận với nguồn nước như nhau. Khi các quyền về nước được phổ biến rộng rãi thì cũng là lúc mối liên kết giữa quyền sở hữu đất và quyền sử dụng nước trong/thuộc khu đất đã bị phá vỡ. Trước áp lực ngày càng tăng về tài nguyên nước, các quốc gia tại các hệ thống luật đã lựa chọn ra cách thức hợp lý vừa đảm bảo việc sử dụng nước hợp lý phục vụ cho sinh hoạt, cấp giấy phép để được khai thác nước phục vụ việc phát triển kinh tế nhưng phải đủ linh hoạt để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước trong tương lai. Vì thế, một loạt các quy định mới được ban hành như: quản lý sông theo lưu vực; thiết lập và ưu tiên dòng chảy tối thiểu của con sông khi tạo ra các công cụ dự trữ nước; các yêu cầu đánh giá tác động môi trường khi sử dụng nước…. để việc phân bổ nguồn nước được thực hiện.
Chỉ 3 năm sau khi thành lập Liên Hợp quốc, ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền (UDHR). Đây là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên tập trung đề cập vấn đề quyền con người. Bản Tuyên ngôn gồm 30 điều, lần đầu tiên xác định một tập hợp những quyền và tự do cụ thể, cơ bản của con người trên tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Theo đó quyền về nước được đề cập với tư cách là một khía cạnh
nhỏ của quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khỏe, phúc lợi cho bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở…(Khoản 1 Điều 25 UDHR). Quy định về quyền có mức sống thỏa đáng được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 11 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966 (ICESCR), quyền về nước cũng đã được Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Ủy ban Công ước) diễn giải như là một nhân tố đảm bảo con người có mức sống thỏa đáng tại Bình luận chung số 15, thông qua tại phiên họp thứ 29 năm 2002. Nhưng quyền về nước, hay cụ thể hơn là quyền sử dụng nước sạch vẫn chưa được công nhận là một quyền riêng, đứng cụ thể, ngang hàng với các quyền con người cơ bản khác.
Sau 15 năm tranh luận, ngày 28/10/2010, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu công nhận với 122 quốc gia tán thành quyền tiếp cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một quyền con người.