3.2. Giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nƣớc
3.2.3. Giải pháp quản lý nguồn nước, hạn chế suy giảm nguồn nước,
kiểm soát ô nhiễm nước và xử lý các nguồn gây ô nhiễm ở lưu vực sông Hồng
Tháng 4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước, trong đó nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước đã được đưa lên hàng đầu, tiếp đó là các nhiệm vụ về khai thác sử dụng và phát triển tài nguyên nước.
Bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, trước hết là phải bảo vệ, giữ gìn chất lượng, trữ lượng các nguồn nước bởi đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống con người, bảo đảm sự phát triển trong xã hội loài người.
Để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước, giảm thiểu khó khăn về suy thoái tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng nói riêng và hệ thống các lưu vực sông tại Việt Nam nói chung, trong Chiến lược tài nguyên nước đều coi trong các biện pháp công trình và phi công trình (các biện pháp về quản lý).
Biện pháp công trình
- Trong bối cảnh lượng nước phục vụ nông nghiệp ngày đặc biệt cao ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề tiết kiệm nước chủ yếu xuất phát từ việc gìn giữ nguồn nước và sử dụng hợp lý nước nông nghiệp để có nhiều nước hơn cho các ngành công nghiệp khác và cho sinh hoạt. Giải pháp tối ưu là nâng cấp hệ thống thủy lợi cũ và mở rộng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, trồng các loại giống cây có khả năng chịu hạn và chịu lụt cao để phát triển kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng.
- Xây dựng các hồ chứa để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình hợp lý, đồng thời xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước dưới đất ở trung và hạ lưu sông Hồng nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước và duy trì dòng chảy môi trường.
- Cùng với đó, cần phát triển các hệ thống thu gom và xử lý các loại chất thải. Đối với sông nội đô tại đồng bằng sông Hồng cần tăng cường nạo vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng nguồn nước bẩn này đến trạm xử lý.
- Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.
- Hệ thống thoát nước thường phát triển chậm hơn hệ thống cấp nước và cấp điện. Nguyên nhân là do chính quyền đô thị và cả người dân cho rằng thoát nước còn có thể đợi nhưng cấp điện và cấp nước thì không, mà quên mất rằng sự phát triển lệch pha của hệ thống hạ tầng sẽ gây tốn kém hơn nhiều khi phát triển đồng bộ. Giải pháp trước mặt là từng bước cải tạo, xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải và chống ngập úng tại các thành phố lớn, đặc biệt tại Hà Nội. Có kế hoạch xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước và thoát nước tại các khu đô thị, giãn dân…đang trong quy hoạch và đang trong quá trình xây dựng.
- Đối với hệ thống hồ nội thành, cần tiếp tục triển khai các biện pháp khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm hồ như: xây dựng hệ thống cống xung quanh hồ để thu gom nước thải; cải tạo, đảm bảo vệ sinh lòng hồ…để các hồ có thể tự bổ sung nước trong mùa khô và tự làm sạch hồ.
- Viê ̣c tăng trư ởng nhanh của các công trình cấp nước tập trung là cần thiết, vì những vùng dân cư tập trung đông, vùng khó khăn nguồn nước... Công trình cấp nước tập trung là giải pháp kinh tế và kỹ thuật. Cần được sớm đưa vào xây dựng, vận hành.
Biện pháp quản lý
- Gần 50% diện tích lưu vực sông Hồng nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Tại thượng nguồn, Trung Quốc cho xây dựng nhiều đập thủy điện với quy mô lớn, vừa
và nhỏ trên thượng nguồn sông Đà, sông Thao, sông Lô Gâm. Điều này đã và sẽ gây nhiều bất lợi cho hạ lưu nên cần sớm nghiên cứu các trạm thủy văn trên các sông này gần biên giới hơn và quan trắc để kiếm tra chất lượng nguồn nước ở hạ nguồn sông.
- Kiểm tra, quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm nước.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, phòng chống ô nhiễm nguồn nước ngầm, bảo đảm dòng chảy tối thiểu của các sông.
+ Đối với kiểm soát nước thải xả vào nguồn nước, việc xin cấp phép nước xả thải đã có quy định. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được cấp còn rất ít so với số lượng các đối tượng phải xin cấp phép.
+ Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường. Đảm bảo các nguồn thải được xử lý phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định trước lúc thải ra môi trường. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường 2014.
+ Tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm mỗi trường nghiêm trọng, đặc biệt là các cơ sở nằm trên lưu vực sông Hồng theo quyết định số 64/3003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục kiểm tra, phát hiện các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các lưu vực sông để đưa vào diện xử lý.
+ Hạn chế và tiến tới cấm sử dụng các loại chất độc hại trong nông nghiệp, thủy sản. Quy hoạch các khu công nghiệp, không để tình trạng xả chất thải vào các hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống cung cấp nước hay xả trực tiếp ra hệ thống ao hồ, môi trường dân sinh.
+ Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong quản lý nguồn nước và làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. Bởi trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp là những chủ thể chủ yếu sử dụng nguồn nước cũng như là chủ thể có hành vi gây ra hoạt động xả thải làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, cần đề cao vai
trò của các doanh nghiệp, khuyến khích những sáng kiến thực tiễn, thực tiễn góp phần giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm ngay từ trong phạm vi các doanh nghiệp.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa cơ quan quản lý môi trường với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, với Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thực hiện các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự.
- Tăng cường công tác thẩm định, hệ thống đánh giá về môi trường cần được thực thi một cách hiệu quả hơn để xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thẩm định, đặc biệt ở cấp địa phương thông qua việc đào tạo, tập huấn và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công việc.
Tăng cường thẩm quyền cưỡng chế cho cơ quan quản lý đối với việc thực thi các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá, cam kết bảo vệ môi trường… Phối hợp với các nước trong khu vực xây dựng và ban hành những thỏa thuận, điều ước về đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới.
- Các công cụ tài chính cũng cần được áp dụng triệt để, chặt chẽ để giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm và khuyến khích việc sử dụng nước một cách hiệu quả hơn.
Các quy định đưa ra giá nước và tăng giá nước không do các công ty cấp nước quyết định mà do Ủy ban nhân dân quyết định, trong khi các Ủy ban nhân dân không có nhiều động lực để tăng giá. Nên đề xuất việc tăng giá tiền sử dụng nước cần có sự tham gia của doanh nghiệp cấp nước có tính đến chi phí bảo dưỡng và phát triển.
Vì nguồn thu từ phí nước thải không đáng kể nên việc vận hành hệ thống thoát nước chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn ngân sách địa phương, nhưng ngân sách địa phương lại luôn thiếu hụt vì chỉ riêng trong lĩnh vực dịch vụ hạ tầng thôi thì còn phải trợ cấp cho cấp nước và giao thông công cộng do phí các dịch vụ này
cũng rất thấp, ngoài ra phải chi cho các loại hình dich vụ công cộng không thu phí, như hè đường, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh v.v.. Do không đủ kinh phí vận hành và bảo trì nên hệ thống thoát nước bị xuống cấp nhanh chóng.
Tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 về phí bảo vệ môi trường nước thải có quy định thu phí nước thải sinh hoạt (là nước thải ra môi trường từ các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân mà không thuộc diện nước thải công nghiệp) trả theo hình thức hàng tháng, nhưng trên thực tế vẫn chưa triển khai rộng, có nơi đã thu phí nước thải sinh hoạt nhưng với mức phí rất thấp, dù quy định này đã có từ Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003.
Phí thoát nước (được tính bằng 10% giá nước) nhìn chung chỉ đủ đáp ứng 10 – 20% chi phí vận hành, bảo dưỡng mạng lưới thu gom nước thải, chưa kể đến chi phí vận hành trạm xử lý nước thải (nếu có) và các chi phí đầu tư quy đổi hằng năm (khấu hao). Cần có hướng nghiên cứu áp dụng khung giá nước thải mới, hướng tới bù đắp đủ chi phí vận hành của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
Nếu được thực thi một cách có hiệu quả, sau một thời gian các quy định nói trên sẽ tạo ra cơ chế khuyến khích đầu tư vào các công cụ sạch hơn. Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn. Cần sửa đổi, ban hành phí xả nước thải của theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; phí xả nước thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử lý ô nhiễm và có cơ chế thực thi việc thu phí cũng như xử phạt khi không nộp phí.
- Cần có kế hoạch phát triển dân số tại khu vực đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng nông thôn. Bởi thực tế đã chứng minh, khi một tiểu vùng, một khu vực hay cả một quốc gia dân số ngày càng đông thì thách thức về nước càng trở nên nghiêm trọng mà theo sau đó là tình trạng suy giảm chất lượng nước. Một khi chất lượng nước được bảo đảm, sự khan hiếm nước có thể được quản lý một cách hiệu quả hơn. Vì thế, cần giải pháp quản lý sự tăng trưởng ngay từ đầu để hạn chế những rủi ro do áp lực dân số gây ra.
- Cần chỉnh sửa lại, có tính toán dựa trên trở ngại mà chính sách “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” được Chính Phủ phê duyệt đề
Thiếu cách tiếp cận phù hợp: Hiện nay, các quy định thường đặt ra yêu cầu quá cao, buộc giảm thiểu ngay hoặc giải quyết dứt điểm ô nhiễm tại các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy điều này đã không hiệu quả.
Lợi ích chính sách chưa rõ ràng. Chưa có cơ chế khuyến khích để các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, chư có sự khác nhau giữa chính sách, giữa doanh nghiệp thực hiện và không thực hiện, giữa giá phải trả nếu không thực hiện. Do đó, chưa tạo ra lợi ích làm đọng lực thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới sản xuất sạch hơn.
Quản lý môi trường ở nước ta chủ yếu vẫn theo cách tiếp cận quản lý cuối đường ống. Các tiêu chuẩn, quy định quản lý chủ yếu để phục vụ cho kiểm soát đầu ra cuối cùng, kiểm tra và xử phạt cũng chỉ căn cứ kết quả đầu cuối. Chính vì vậy, lựa chọn của doanh nghiệp thường nghiêng về xử lý cuối đường ống nhằm đối phó với chính sách hiện tại.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.