Bài học về xây dựng hệ thống pháp luật về thuỷ sản hoàn thiện, thống nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 69)

thống nhất

Khi tham gia điều ước quốc tế nhiều bên nào, việc tối cần thiết là soi rọi các quy định của pháp luật quốc gia với điều ước quốc tế đó. Vì vậy, ngay từ khi xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật, một nguyên tắc không thể thiếu là phải căn cứ tình hình thực tiễn của Việt Nam, nhưng có sự xem xét các quy định có liên quan về cùng một vấn đề trong các văn bản pháp luật quốc tế để nội luật hoá. Có như vậy, pháp luật Việt Nam mới đảm bảo sự tương đồng với pháp luật quốc tế, không nằm ngoài, quá tách rời hay trái ngược đối với pháp luật quốc tế. Từ quan điểm này, Luật Thủy sản Việt Nam đã được xây dựng khá hoàn chỉnh và đảm bảo sự phù hợp, tương đồng với pháp luật quốc tế về lĩnh vực có liên quan. Chính vì vậy, có thể nhận định rằng, nếu Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995, không nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Thuỷ sản, hoặc nếu có, thì việc sửa đổi, bổ sung Luật cũng không ảnh hưởng lớn đến việc xem xét, gia nhập Hiệp định, mà chủ yếu tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới đối với các văn bản cấp Chính phủ, cấp Bộ hướng dẫn đầy đủ, thống nhất các quy định trong Luật Thuỷ sản. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là khả năng thực thi pháp luật về thủy sản của chúng ta còn hạn chế, ngư dân còn nghèo, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, nghề cá chủ yếu là nghề cá mưu sinh nên tình trạng vi phạm pháp luật về thuỷ sản vẫn còn diễn ra thường xuyên, ở phạm vi rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)