Việt Nam chưa tham gia bất kỳ một Tổ chức quản lý nghề cá khu vực nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 61 - 62)

khu vực nào.

Đây cũng là một trở ngại, vì theo Điều 20 và 21 của Hiệp định, quy định về cơ chế hợp tác và thực thi Hiệp định đã nêu rõ, một trong những điều kiện để các quốc gia trở thành thành viên của Hiệp định là quốc gia đó phải tham gia vào một Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

Cũng có câu hỏi đặt ra là tại sao cho đến nay chưa có quốc gia nào trong khu vực Đông Nam á, đặc biệt là các nước láng giềng trở thành thành viên của Hiệp định này? Liệu có phải là vì các quốc gia này chưa tham gia vào Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hay không? Câu trả lời là không hẳn, vì Trung Quốc đã tham gia Uỷ ban Nghề cá khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa gia nhập Hiệp định năm 1995. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc và một số nước trong khu vực, như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Myanma... đang trong quá trình nghiên cứu, xem xét việc gia nhập Hiệp định này.

Hiện Việt Nam đang trong quá trình xem xét, tham gia Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC). Tuy nhiên, quy chế hoạt động này cũng được xây dựng trên nền tảng của Công ước năm 1982 và Hiệp định năm 1995. Chính vì vậy, trở ngại khi chúng ta tham gia Hiệp định cũng chính là trở ngại để Việt Nam trở thành thành viên của Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC).

Các thành viên của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực cùng thực hiện theo quy chế đã thống nhất, cùng nhau chia sẻ nguồn lợi thuỷ sản theo hình thức cấp

các Tổ chức này đã và đang áp dụng hình thức chỉ cho phép các quốc gia vào khai thác ở vùng biển cả khi đã là thành viên của Tổ chức nghề cá ở khu vực đó. Để vấn đề này được thực hiện trong thực tế, quy chế của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quy định các quốc gia là thành viên của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực có quyền từ chối nhập khẩu thuỷ sản đối với những quốc gia chưa là thành viên của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực nào.

Điều này ở một phương diện nào đó thì có thể được coi là vi phạm quy định của Công ước năm 1982, vi phạm nguyên tắc các quốc gia được “tự do

đánh bắt hải sản”. Tuy nhiên, cũng theo Công ước, khuyến nghị “các quốc gia hợp tác với nhau trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật ở biển cả”,

bằng việc “thương lượng với nhau”, “hợp tác để lập ra các tổ chức đánh bắt

tiểu khu vực hoặc khu vực”, đó chính là tiền thân của các Tổ chức quản lý nghề

cá khu vực như hiện nay. Với quy định như trên của Hiệp định là một trở ngại rất lớn đối với Việt Nam vì cho đến nay Việt Nam chưa trở thành thành viên của bất kỳ Tổ chức quản lý nghề cá khu vực nào trên thế giới. Hệ luỵ của vấn đề này sẽ là một trong những nguy cơ cản trở hàng thuỷ sản của Việt Nam ra thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp (Trang 61 - 62)