Các kết luận rút ra

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu theo định hướng thân thiện với môi trường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Trang 109 - 113)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Các kết luận rút ra

3.1.1. Các thành công đạt được

* Doanh thu trên thị trường Mỹ cao

Trên thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của 3 năm 2017, 2018 và 2019 của Minh Phú đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu lần lượt là: 272,54 triệu USD chiếm 39,06%; 305,69 triệu USD chiếm 40,72% và 245,8 triệu USD chiếm 38,21%. Thị trường Mỹ là thị trường trọng điểm của Minh Phú, chiếm tỷ lệ cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, mặt hàng tôm sinh thái, hữu cơ chiếm tỷ trọng tuy chưa nhiều nhưng ngày càng phát triển 3,8 triệu USD, 4,4 triệu USD và 3,2 triệu USD.

* Đầu tư vào công nghệ phát triển sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị khép kín

Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp sớm áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao để đạt năng suất tối đa cho sản phẩm. Hiện tập đoàn có 3 vùng nuôi tôm riêng biệt, với 2 vùng nuôi công nghiệp tại Lộc An và Kiên Giang. Cả hai vùng nuôi tôm này đạt chứng nhận Global GAP với quy trình kiểm soát an toàn sinh học chặt chẽ, đảm bảo chất lượng tôm không kháng sinh và không hóa chất.

Nhờ đầu tư vào công nghệ cao, cải tiến máy móc phù hợp, cũng như áp dụng tốt theo hệ thống HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001, BRC, GLOBAL GAP…trong quy trình sản xuất khép kín đã đưa Minh Phú trở thành công ty đầu tiên trên cả nước về chất lượng thành phẩm.

Thủy sản Minh Phú cũng đã hình thành một hệ thống các nhà máy vệ tinh xung quanh nhà máy Minh Phú – Hậu Giang để cung cấp cho các nhà máy chế biến của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Tập đoàn cũng liên doanh với đối tác trong và ngoài nước để xây dựng cảng Container tại Hậu Giang, mở thêm các công ty phân phối ở EU, Nga, Trung Quốc… để tăng kim ngạch

xuất khẩu, tăng hiệu quả của việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu và phân phối tôm trên toàn cầu.

Song song với quy trình nuôi tôm công nghệ cao, Thủy Sản Minh Phú còn phát triển vùng nuôi tôm sú sinh thái với sản lượng 2.500 tấn tham gia vào chuỗi cung ứng. Điểm nổi trội là tôm tại đây không nuôi bằng thức ăn công nghiệp, thay vào đó là thức ăn trong tự nhiên, đảm bảo không dư lượng hóa chất và kháng sinh.

Như vậy có thể thấy Minh Phú xác định thị trường Mỹ là thị trường trọng điểm, định vị đối với sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm cao cấp được bán ở mức giá cao hơn so với các mặt hàng thông thường. Liên tục đầu tư cải tiến kỹ thuật nuôi trồng để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường Mỹ về sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

3.1.2. Các hạn chế còn tồn tại

Minh Phú đã có định hướng đầu tư sản xuất cho sản phẩm thân thiện với môi trường tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc lên kế hoạch và triển khai đáp ứng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường sau:

* Nguồn nguyên liệu

Con giống là yếu tố then chốt trong chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản, vì chất lượng con giống sẽ quyết định đến toàn bộ kết quả và rủi ro của người nuôi. Tuy nhiên hiện nay, do vẫn chưa thể làm chủ công nghệ lai tạo, gia hóa, …..Việt Nam phải nhập khẩu khoảng hơn 80% tôm giống bố mẹ đầu vào.

Thị trường nguyên liệu thức ăn cho tôm vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu hơn 50%, và gần 90% các nhà sản xuất thức ăn trong nước đều rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài (FDI). Điều này dẫn đến việc giá thức ăn bị chi phối và đẩy cao hơn khoảng 30-40% so với các nước trong khu vực.

Quy mô chế biến lớn, nguồn nguyên liệu tự cung cấp của Minh Phú chiếm 10% nhu cầu đầu vào.

* Hoạt động Marketing

Tuy là một tập đoàn được vinh danh là 1 trong 20 công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới nhưng hoạt động marketing của Minh Phú lại chưa được đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó, thị trường nội địa vẫn chưa được Minh Phú quan tâm đúng mức, doanh số của thị trường nội địa chỉ chiếm khoảng 0,18% tổng doanh thu hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Vì thế, tuy người tiêu dùng biết Minh Phú là một tập đoàn đã vươn ra toàn cầu nhưng người tiêu dùng khó có thể tìm được sản phẩm của Minh Phú tại các địa chỉ mua sắm trong nước.

Minh Phú mới chỉ thực hiện được kênh thông tin cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý Mỹ còn kênh thông tin rất quan trọng là cho người tiêu dùng thì Minh Phú chưa huy động nguồn lực để thực hiện.

* Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường

Tuy Minh Phú đã Minh Phú đã có định hướng đầu tư sản xuất cho sản phẩm thân thiện với môi trường nhưng vẫn chưa có những chính sách cụ thể, chưa tách bạch rõ ràng sản phẩm thân thiện với môi trường và các sản phẩm khác để phân tích.

Hạn chế của Minh Phú nằm ở việc đảm bảo phát triển thị trường vẫn còn vướng mắc ở việc xây dựng chiến lược và thực hiện marketing. Cùng với đó, là việc cắt giảm chi phí cho sản phẩm để tăng sự cạnh tranh về giá.

3.1.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân của những vấn đề nêu trên xuất phát từ:

* Nguồn nguyên liệu

Theo chia sẻ của ông Lê Văn Quang, bài toán đặt ra là làm sao việc nuôi tôm ở trong nước nói không với chất kháng sinh, cần làm quyết liệt và kiểm soát chặt chẽ chất kháng sinh. Không nuôi tôm với chất kháng sinh thì chi phí sẽ giảm, thậm chí tăng được giá mua với người nuôi tôm.

Hơn nữa, các thị trường XK lớn và nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật, EU… luôn kiểm soát gắt gao với vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm tôm.

Ở Mỹ, từ cuối năm 2018, tất cả tôm NK đều phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chương trình Giám sát thủy sản NK vào Mỹ (SIMP). Với quy định này, tôm NK vào Mỹ phải đảm bảo một số yêu cầu thông tin truy xuất nguồn gốc bắt buộc.

Để kiểm soát được vấn đề kháng sinh, có DN XK tại Việt Nam đã phải đầu tư các phòng lab kiểm kháng sinh ở các vùng nuôi với chi phí đầu tư bình quân 10 tỷ đồng/phòng lab và chi phí kiểm tra kháng sinh cho 1kg tôm nguyên liệu khoảng 6.000 đồng, quy ra 1kg thành phẩm tốn khoảng 9.000 đồng. Điều này làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam với các quốc gia khác.

Hiện tại Minh Phú là công ty thủy sản có vùng nuôi lớn nhất cả nước với 900 héc ta nuôi công nghiệp, 50 ngàn héc ta vùng nguyên liệu kết hợp giữa công ty và nông dân. Minh Phú có hai nhà máy chế biến, tổng công suất chế biến 76 ngàn tấn thành phẩm/năm. Công ty sở hữu trại tôm giống hai tỉ

con/năm và có nhà máy thức ăn chăn nuôi liên kết với Grobest, tập đoàn Anh chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, đáp ứng cho mục đích tiêu dùng nội bộ và cung ứng cho các hộ liên kết. Tuy nhiên, do quy mô chế biến lớn, nguồn nguyên liệu tự cung cấp của công ty chỉ chiếm 10% nhu cầu đầu vào.

* Hoạt động Marketing

Hiện Minh Phú vẫn chưa có riêng bộ phận chuyên về marketing mà hoạt động này chủ yếu phụ thuộc vào phòng Kế hoạch - Thị trường, quy mô và hoạt động chủ yếu là do cấp trên phân công, chưa có sự nghiên cứu thống nhất, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện.

nên kinh phí cho hoạt động marketing còn ít, không đủ để thực hiện chiến lược marketing tại thị trường Mỹ, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong hoạt động marketing và chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động marketing.

* Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường

Minh Phú chưa sử dụng các công cụ phân tích cụ thể như SWOT để vạch ra chiến lược kinh doanh xuất khẩu đối với sản phẩm thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu theo định hướng thân thiện với môi trường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w