Kinh nghiệm ứng dụng chiến lược xuất khẩu theo định hướng thân thiện

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu theo định hướng thân thiện với môi trường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Trang 54 - 60)

6. Kết cấu luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm ứng dụng chiến lược xuất khẩu theo định hướng thân thiện

ra

1.4.1. Kinh nghiệm ứng dụng chiến lược xuất khẩu theo định hướngthân thiện môi trường của một số doanh nghiệp thủy sản thân thiện môi trường của một số doanh nghiệp thủy sản

1.4.1.1 . Công ty Vĩnh Hoàn:

Vĩnh Hoàn là một trong những công ty nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam. Công ty được tổ chức theo mô hình sản xuất khép kín từ khâu cá giống, sản xuất thức ăn cho cá, nuôi cá nguyên liệu để chế biến thành phẩm cá fillet đông lạnh. Các công ty con của Vĩnh Hoàn

hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản, sản xuất gạo và chiết xuất Collagen từ da cá, hỗ trợ tích cực cho ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ. Toàn bộ quá trình phát triển của Vĩnh Hoàn được dựa trên nền tảng không thỏa hiệp về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; tối ưu hóa chuỗi giá trị kết hợp với cam kết bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Với chiến lược phát triển dài lâu, Vĩnh Hoàn đã và đang áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu nhằm đảm bảo các điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.

Năm 2011, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã được chứng nhận “Thực hiện Nuôi trồng Thủy sản tốt nhất”(BAP: Best Aquaculture Practices) có uy tín cho trại nuôi và nhà máy chế biến tại Việt Nam. Đó là Nhà máy chế biến cá tra đông lạnh DL 500 và Trại nuôi cá tra Mỹ Xương, tại Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là trại nuôi cá tra (pangasius) thứ 2 trên thế giới đạt chứng nhận BAP của ACC và là nhà máy chế biến cá tra thứ 3 đạt BAP sau QVD và Cadovimex II.

Phát triển bền vững là một trong những giá trị cốt lõi của Vĩnh Hoàn. Công ty luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu trên cơ sở có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt, thận thiện với môi trường. Sau khi đạt chứng chỉ GlobalGAP cho 2 vùng nuôi Tân Thuận Tây và Tân Hòa (Đồng Tháp) vào tháng 6/2010, Vĩnh Hoàn đã tiếp tục đạt chứng nhận GlobalGAP cho các vùng nuôi Tân Thuận Động, Mỹ Xương và Tân Thạnh vào tháng 9/2010 nâng tổng số vùng nuôi đạt chứng nhận GlobalGAP lên 5 vùng với tổng diện tích lên đến 90 ha.

Sau nhiều tháng áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt và thân thiện với môi trường, hiện nay tất cả cá nuôi ở các vùng nuôi của Vĩnh Hoàn đều được đảm

bảo quy trình kỹ thuật nuôi nghiêm ngặt, truy xuất được nguồn gốc từ con giống, thức ăn, phòng trị bệnh, quản lý tốt sự tác động của hoạt động nuôi trồng lên môi trường, quan tâm đến sức khỏe – an sinh cho người lao động và yếu tố cộng đồng.

Các tiêu chuẩn BAP gồm 5 lĩnh vực thiết yếu - môi trường, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, an sinh động vật và trách nhiệm xã hội. BAP đã trở thành sự lựa chọn của những nhà bán lẻ tiên tiến và những nhà nhập khẩu tại những thị trường lớn.

Theo số liệu mới được công bố, trong năm 2018, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu 9.323 tỷ đồng – tăng 14%; Lợi nhuận sau thuế 1.452 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) năm 2018 đạt 15.585 đồng. Đây đều là những con số kỷ lục từ trước tới nay mà công ty đạt được. Thậm chí, lợi nhuận Vĩnh Hoàn đạt được trong năm vừa qua tương đương lợi nhuận trong 3 năm 2015; 2016 và 2017 cộng lại.

Sự tăng trưởng vượt trội của Vĩnh Hoàn đến từ chiến lược kinh doanh đúng đắn mà Ban lãnh đạo Công ty đã dựa trên 5 mũi nhọn cơ bản: mô hình kinh doanh khép kín, giúp kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm; xây dựng lợi thế cạnh tranh trên cơ sở cam kết chất lượng, dịch vụ, tạo giá trị khác biệt; gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trên sản phẩm; quản trị chặt chẽ, đặc biệt là quản trị về tài chính; đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân sự năng lực, chuyên nghiệp.

Đánh giá về thị trường xuất khẩu cá tra, Ban lãnh đạo Vĩnh Hoàn nhận định, thị trường rất tiềm năng và cơ hội vẫn còn lớn, đến từ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng đối với sản phẩm cá thịt trắng nuôi sạch, bền vững, có hàm lượng giá trị gia tăng cao; các thị trường mới nổi, có sức mua mạnh như Trung Quốc và Nam Mỹ; các thị trường chưa được khai thác đúng mức ở

châu Âu; cơ hội lấy thị phần từ các công ty nhỏ bị đào thải dưới áp lực thị trường.

Theo phân tích của Maybank Kim Eng, trong tương lai Vĩnh Hoàn được nhận định là sẽ thu lợi không nhỏ khi nhiều năm không phải chịu thuế chống bán phá giá của Chính phủ Mỹ nhờ đáp ứng các quy định về an toàn vệ sinh của USDA. Triển vọng của Vĩnh Hoàn tích cực nhờ vào vị thế dẫn đầu trong ngành với thị phần 15%, so với doanh nghiệp thứ 2 (Viễn Đông) chỉ vào khoảng 8%. Riêng đối với thị trường Mỹ, thị phần của Vĩnh Hoàn và Viễn Đông cộng lại chiếm hơn 92%, trong khi thị phần Hùng Vương khoảng 4%, còn lại 4% là các doanh nghiệp khác.

Chia sẻ về chiến lược kinh doanh của Vĩnh Hoàn, bà Trương Thị Lệ Khanh Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn từng bày tỏ, Vĩnh Hoàn có định hướng trở thành một công ty đa quốc gia. Không chỉ mở rộng vùng nuôi và tăng cường chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn phải làm sao đó để Vĩnh Hoàn có thể bán hàng trực tiếp cho siêu thị với thương hiệu của mình tại nhiều quốc gia.

1.4.1.2 . Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (tên viết tắt: Camimex):

Camimex chế biến và xuất khẩu khoảng 10.000 tấn/năm thành phẩm tôm ra các thị trường trên thế giới luôn được đảm bảo tốt nhất, thỏa mãn các yêu cầu về số lượng và chất lượng cũng như điều kiện giao hàng tốt nhất.Hơn thế, Công ty CMC Seafood , có trụ sở tại bang California Mỹ, đây là Cty liên kết của Camimex, thực hiện phân phối sản phẩm của Camimex vào thị trường châu Mỹ.

CAMIMEX GROUP, có trụ sở chính tại 333 Cao Thắng, Phường 8, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Camimex Group được thành lập từ năm 1977, là một trong những công ty đầu tiên của ngành thủy sản Việt Nam. Gần

40 năm hoạt động, trải qua những sóng gió của thời cuộc, Camimex Group

không những giữ vững được vị thế của mình là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm mà còn mở rộng được quy mô, tăng hiệu quả hoạt động gắn với phát triển bền vững.

Công ty quản lý vùng nuôi tôm sinh thái liên kết tại Cà Mau với diện tích gần 40.000 ha. Diện tích rừng chiếm 50% và diện tích nuôi tôm chỉ chiếm 50%. Tôm sinh thái là tôm nuôi tự nhiên trong rừng ngập mặn tại Cà Mau. Tôm sinh sống, tăng trưởng tự nhiên, không cần cho ăn. Đây là cách nuôi bền vững, bảo vệ vùng rừng sinh thái tự nhiên cũng như sự triển bền vững của lâm ngư trường sinh thái.

Camimex là đơn vị đầu tiên của Việt Nam triển khai tôm sinh thái từ năm 2000 và đạt được chứng nhận tôm sinh thái do Naturland và IMO cấp.

Camimex Group cũng là đơn vị đầu tiên trên thế giới được cấp chứng nhận sinh thái cho chuỗi giá trị tôm sinh thái xuyên suốt, bền vững: Trại giống sinh thái, Vùng nuôi sinh thái, Sản phẩm sinh thái. Camimex Group hiện là đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam triển khai thành công chứng nhận tôm sinh thái, đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: Đảm bảo diện tích rừng, đảm bảo thu nhập gia tăng của các hộ nuôi lâm ngư trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nhà máy, người tiêu dùng. Không chỉ được tiêu thụ với giá cao hơn 20%, sản phẩm tôm sinh thái của Camimex còn giúp tạo lập nên thương hiệu riêng cho Công ty trên thị trường thế giới. Hiện, Camimex đang hợp tác với một doanh nghiệp của Israel triển khai nuôi tôm công nghệ RAS năng suất cao, nhưng rất thân thiện với môi trường

Sản phẩm tôm sinh thái là sản phẩm cao cấp, được khách hàng ưa chuộng, đặc biệt là các khách hàng ở Thụy Sỹ, Đức, Áo và một số nước Tây Âu. Sản phẩm sinh thái là thế mạnh của Camimex Group.

Theo lãnh đạo của CMX, Camimex là công ty chế biến tôm duy nhất tại Việt Nam và trên thế giới đạt được chứng nhận sinh thái Naturland, EU Organic, BIO SUISSE cao cấp cho sản phẩm tôm sinh thái (từ con giống cho tới bàn ăn). Nuôi tôm sinh thái đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: Đảm bảo diện tích rừng, đảm bảo thu nhập gia tăng của các hộ nuôi lâm ngư trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nhà máy, người tiêu dùng.

Trong 11 tháng năm 2018, xuất khẩu tôm các loại đạt 346 nghìn tấn, trị giá 3,2 tỷ USD, giảm 1,7% về lượng và giảm 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2019 Hiệp định thương mại tự do ký với EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực thì ngành tôm Việt Nam vẫn được đánh giá triển vọng. Và EU sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.

Còn trên sàn chứng khoán, trong các doanh nghiệp ngành tôm thì có lẽ Công ty Cổ phần Camimex Group (mã chứng khoán: CMX) có cú “lội ngược dòng” đầy ngoạn mục trong năm 2018.

Lợi nhuận sau thuế đạt 63 tỷ đồng - Con số lãi mục tiêu cao nhất trong lịch sử niêm yết của công ty

Theo báo cáo tài chính quý 4/2018 và luỹ kế cả năm 2018 vừa được CMX công bố thì riêng quý 4/2018 doanh thu thuần của công ty đạt gần 260 tỷ đồng tăng 24,4% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán tăng thêm 18,3% nên kết quả lợi nhuận gộp đạt 52,3 tỷ đồng tăng 55,2% so với quý 4/2017.

Luỹ kế cả năm 2018, CMX đạt 1.062 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 19% so với cùng kỳ, LNST đạt gần 78 tỷ đồng tăng 192% so với năm 2017.

Tính đến 31/12/2018, CMX đã xoá được lỗ luỹ kế, Vốn chủ sở hữu là 137,6 tỷ đồng tăng gấp đôi đầu năm.

Thị trường xuất khẩu chính của CMX là EU với tỷ trọng kim ngạch chiếm gần 80%. Ngoài ra, công ty cũng có xuất khẩu hàng các các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ…

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu theo định hướng thân thiện với môi trường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w