6. Kết cấu luận văn
1.2. Các yếu tố thúc đẩy ứng dụng chiến lược xuất khẩu theo định hướng thân
1.2.2. Các yếu tố môi trường nước nhà
1.2.2.1. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Chính phủ đã ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (2012) và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường.
Quan điểm phát triển bền vững đã được lồng ghép xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Đất nước đã đạt được các thành tựu về phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường như tốc độ tăng trưởng GDP, giảm nghèo bền vững, phổ cập giáo dục, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe…
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tiếp tục phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện phát triển bền vững.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như các bộ, ngành, địa phương thực hiện các sáng kiến như: Tổ chức các diễn đàn đối thoại chính sách về phát triển bền vững; thực hiện chương trình đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững dựa trên bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững CSI; huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh cũng
như Diễn đàn cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (Diễn đàn P4G); triển khai sáng kiến về nền kinh tế tuần hoàn.
Tham mưu, tư vấn cho Chính phủ trong thực hiện các giải pháp giải quyết các thách thức trong các mô hình đối tác công tư (PPP) nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chủ động tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên tích cực hưởng ứng thực hiện thành công Kế hoạch hành động quốc gia Chương trình nghị sự 2030. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hướng đến mục tiêu trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững đã và đang thực hiện để tiếp tục hỗ trợ DN phát triển bền vững, trong thời gian tới cần tập trung triển khai các nội dung sau:
Thứ nhất, Chính phủ đã triển khai thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia từ sớm.
Thứ hai, Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa DN đối với phát triển bền vững DN.
Ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường là một loại hình ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường, được quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Các quy định này thay thế các quy định về ưu đãi, hỗ trợ theo Nghị định số 4/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
Điều 16, khoản 1, Luật Đầu tư 2014 quy định về ngành, nghề ưu đãi đầu tư không liệt kê lĩnh vực sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy
nhiên, Điều 16, khoản 3, Luật Đầu tư 2014 ủy quyền cho Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư. Do đó, những quy định về ưu đãi đầu tư đối với hoạt động đầu tư, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP không trái với Luật Đầu tư 2014 và có giá trị thi hành.
Có thể thấy, các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP đa dạng, cụ thể và với mức cao hơn so với quy định trước đây, gồm:
Ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.
Ưu đãi, hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tận dụng tốt những chính sách hỗ trợ và ưu đãi của Chính phủ về sản phẩm thân thiện với môi trường càng sớm thì đây chính là cơ hội phát triển bền vững, lâu dài của các doanh nghiệp
1.2.2.2. Hỗ trợ của các tổ chức NGOs thúc đẩy phát triển bền vững
Trong hơn hai mươi năm qua kể từ năm 1996, cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) nước ngoài đã trở thành nhân tố ngày càng quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Vai trò ngày càng lớn mạnh của các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ đối với sự phát triển của Việt nam đang dần được chính phủ và xã hội công nhận.
Hiện có hàng trăm tổ chức của Việt Nam đang tăng cường và đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt ở cấp độ cơ sở. Những tổ chức này cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác tiếp nhận, vận động tài trợ cho những chương trình, hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Đình Đáp – Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay các tổ chức phi chính phủ đang tham gia phản biện xã hội về các luật, chính sách, dự án, chương trình có liên quan đến môi trường. Tư vấn, khuyến nghị cho việc xử lý, giải quyết các vấn đề môi trường có liên quan. Tham gia kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở cấp độ các địa phương.
Ngoài ra, còn triển khai các dự án thí điểm về giảm thiểu ô nhiễm, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thành mô hình bảo vệ môi trường trong các ngành, lĩnh vực. Cung cấp thông tin và cầu nối về giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm, kết hợp các áp dụng thí điểm.
Cung cấp thông tin đến cộng đồng dân cư và các bên liên quan về ảnh hưởng của ô nhiễm và những vấn đề môi trường tới các mặt của đời sống xã hội. Tăng cường sự phối hợp giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và báo chí đề các chiến dịch truyền thông không chỉ để thay đổi nhận thức mà còn thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.
Các tổ chức phi chính phủ tham gia vận động đóng góp ý kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm vào việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường.
Dưới tác động tích cực của các tổ chức phi chính phủ vào vấn đề môi trường, các doanh nghiệp nên tranh thủ nắm bắt thời cơ để đưa ra các chiến lược phát triển các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây chính là một điều kiện phát triển tốt khi có được sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức uy tín và nhiều kinh nghiệm.