Biến ROA ROE
VIF 1/VIF VIF 1/VIF
LDA 1.48 0.674502 1.48 0.674502 SDA 1.34 0.747835 1.34 0.747835 SIZE 1.24 0.806866 1.24 0.806866 CR 1.64 0.610775 1.64 0.610775 EFF 1.63 0.612338 1.63 0.612338 GA 1.14 0.878145 1.14 0.878145 UNIQ 1.05 0.952061 1.05 0.952061 Mean 1.36 1.36 (Phụ lục: 3)
Kết quả kiểm định cho thấy, các hệ sốVIF của các biến đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
4.3 Lựa chọn mô hình
Sau khi chạy các mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled, FEM, REM nhóm đã sử dụng kiểm định Hausman nhằm xác định FEM hay REM là phù hợp cho nghiên cứu với giả thuyết:
H0: Không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Chọn mô hình REM)
H1: Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Chọn mô hình FEM)
Như vậy chấp nhận giả thuyết H1, mô hình FEM là mô hình hiệu quả nhất khi xem xét tác động của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp đạo diện bởi ROA, ROE
Sau khi lựa chọn mô hình FEM, nhóm tiếp tục so sánh mô hình Pooled và FEM để đưa ra phương pháp tối ưu nhất. Với giả thuyết:
H0: Chọn mô hình Pooled
H1:Không chọn mô hình Pooled Kiểm định
Pvalue=0.000<5% => Bác bỏ H0,chấp nhận H1(Phụ lục 4)
=> Chọn mô hình FEM
Trong quá trình so sánh, lựa chọn giữa các cặp mô hình (REM và FEM), (FEM và Pooled) nhóm đã thu được kết quả mô hình FEM là mô hình hiệu quả nhất khi xem xét tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nghiên cứu đại diện bởi ROA, ROE. Việc sử dụng mô hình theo phương pháp FEM đối với dữ liệu bảng cho phép kiểm soát được những yếu tố khác biệt của những dữ liệu chéo như quy mô doanh nghiệp có tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.
4.4 Kiểm định mô hình
4.4.1 Kiểm định phương sai thay đổi
Kiểm định phương sai thay đổi của ROA (Phụ lục 7.1)
Đặt giả thuyết:
H0: Không phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi H1: Phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi
Pvalue= 0.000<α=5% => Bác bỏ H0, chấp nhận H1
=> Phát hiện hiện tượng phương sai thay đôỉ
Kiểm định phương sai thay đổi của ROE (Phụ lục 7.2)
Đặt giả thuyết:
H1: Phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi Pvalue= 0.000<α=5% => Bác bỏ H0, chấp nhận H1
=> Phát hiện hiện tượng phương sai thay đôỉ
4.4.2 Kiểm định tự tương quan
Kiểm định tự tương quan ROA ( 6.1 Phụ lục)
Đặt giả thuyết:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan H1: Có hiện tượng tự tương quan
Pvalue= 0. 0773 > α=5% => Bác bỏ H1, chấp nhận H0
=> Không có hiện tượng tự tương quan
Kiểm định tự tương quan ROE ( 6.2 Phụ lục)
Đặt giả thuyết:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan H1: Có hiện tượng tự tương quan
Pvalue= 0. 0837 > α=5% => Bác bỏ H1, chấp nhận H0
=> Không có hiện hiện tượng tự tương quan
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp nhất để nghiên cứu (FEM) thì nhóm tiếp tục kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan thì kết quả cho thấy có hiện tượng phương sai thay đổi và không có hiện tượng tự tương quan. Do đó, nhóm sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát có trọng số (GLS) để khắc phục mô hình như đã nêu trên.