CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng ngành thép
3.1.2 Thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp nghiên cứu
Do đặc thù ngành thép là ngành công nghiệp nặng vốn, đòi hỏi một lượng vốn lớn nên các công ty ngành thép có hệ số sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Chi phí tài chính luôn là gánh nặng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong suốt thời gian vừa qua. Tuy mặt bằng lãi suất đã giảm đi rất nhiều nhưng vẫn chưa thể giảm đi chi phí tài chính của các doanh nghiệp trong ngành.
Hình 3.9 Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu ngành thép 2013-2019
Nguồn: Cophieu68
Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của ngành thép trong giai đoạn 2013 đến 2019 có xu hướng giảm nhưng vẫn giảm nhẹ, tỷ lệ nợ vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. Đặc biệt trong năm 2013 tỷ lệ nợ chiếm đến 227%, cao hơn 2.27 lần so với vốn tự có. . Nguyên nhân là do chi phí, nguyên liệu đầu vào làm tăng giá vốn, đồng thời một phần do các ngân hàng ngày càng nới lỏng tín dụng, cho vay với lãi suất thấp nên các doanh nghiệp vay nhiều hơn. Tuy nhiên đến năm 2019 tỷ lệ nợ đã giảm hơn khá nhiều so với những năm trước đó, cho thấy ngành thép đang ngày càng hoạt động hiệu quả hơn và đang hạn chế sử dụng vốn nợ.
3.1.2.1 Nợ ngắn hạn
Bảng 3.1: Bảng số liệu tỷ số nợ ngắn hạn của ngành Thép từ 2013-2019
Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
SDA 35.09% 40.47% 42.37% 55.85% 60.44% 48.68% 44.39%
Nguồn: Cophieu68
Các doanh nghiệp ngành thép thường sử dụng rất nhiều nợ ngắn hạn, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các nguồn nợ có phát sinh phí lãi vay là rất nhiều thậm chí bằng hoặc hơn vốn chủ sở hữu. Đối với các doanh nghiệp nghiên cứu, thì mức trung bình nợ ngắn hạn cũng chiếm 1 phần không nhỏ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.
Các khoản nợ ngắn hạn có thời gian thanh toán ngắn hạn, việc duy trì mức nợ cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, đặc biệt khi lượng tồn kho còn nhiều, vòng quay hàng tồn kho chậm sẽ càng làm tăng hệ số rủi ro cho doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên, cho thấy phần lớn các doanh nghiệp ngành thép có mức sử dụng nợ ngắn hạn ở tỷ lệ từ trên 20% tới 60%. Những doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn dưới 30% có xu hướng tăng về sau. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành thép dùng nợ ngắn hạn trong mức 30%-60% chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên trong năm 2018 đang giảm khá nhiều
3.1.2.2 Nợ dài hạn
Bảng 3.2: Bảng số liệu tỷ số nợ dài hạn của ngành thép từ năm 2013-2019
Nguồn: Cophieu68
Nợ dài hạn là một trong nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp ngành thép .Các khoản nợ có thời hạn thanh toán lâu là rất cần cho các doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, nguồn vốn từ nợ dài hạn thường rất khó huy động, lãi suất cao và rủi ro lớn. Từ bảng số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ nợ dài hạn của các doanh nghiệp trong ngành thép chỉ dùng nợ dài hạn ở mức 12%-14%, ít có doanh nghiệp sử dụng
Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
nợ dài hạn trên mức 20%. Khoản vay và thuê tài chính chiếm một phần kha khá tổng nợ dài hạn. Dù tỷ lệ này đang được các doanh nghiệp, kéo giảm xuống song mức độ các khoản vay phát sinh lãi vẫn rất lớn. Đa phần các khoản vay dài hạn này đều được dùng tài sản để đảm bảo. Ngoại trừ khoản lãi suất không hề nhỏ các đoanh nghiệp phải trả thì việc trả nợ khi đến hạn cũng là một phần gánh nặng cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không đạt được doanh thu theo kế hoạch hay còn tồn đọng hàng tồn kho quá nhiều