ROA ROE LDA -0.0641897 -0.2879226 SDA -0.105745 -0.3173772 SIZE 0.0227896 0.0639008 CR 0.0485969 0.0578897 EFF 0.0071806 0.0267112 GA 0.0910173 0.2829536 UNIQ -0.0148782 -0.2660274 (Phụ lục: 8)
Phương trình hồi quy:
ROA = - 0.1142169 - 0.0641897 LDA - 0.105745 SDA + 0.0227896SIZE + 0.0485969CR +0.0071806 EFF +0.0910173 GA - 0.0148782UNIQ ROEt=-0.0426709 - 0.2879226LDA - 0.3173772SDA + 0.0639008SIZE +
0.0578897CR + 0.0267112EFF + 0.2829536GA - 0.2660274UNIQ
Mô hình tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc ngành thép được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013- 2019:
Hệ số hồi quy của biến tỷ số nợ dài hạn (LDA) cho kết quả -0.0641897 với ROA, và -0.2879226 với ROE. Nó cho thấy tỷ số nợ dài hạn có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động với mức ý nghĩa 5%. Điều này có ý nghĩa: Nếu các yếu các yếu tố khác không đổi và khi tỷ số nợ tăng thêm 1% thì hiệu quả hoạt động sẽ giảm -0.0641897 với ROA, và -0.2879226 với ROE và ngược lại. Ngoài ra, tỷ số nợ dài hạn của biến LDA đối với tất cả các phương pháp hồi quy đều cho cùng kết quả: SLA tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động và đều có độ tin cậy cao. Điều này chứng minh rằng khi doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn, nó sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp
càng vay nợ nhiều thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Kết quả khắc phục này phù hợp với giả thuyết trước đó, nó chỉ ra rằng nếu tỷ lệ nợ dài hạn tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ số hồi quy của biến tỷ số nợ ngắn hạn (SDA) cho kết quả -0.105745 với ROA, và -0.3173772 với ROE. Nó cho thấy tỷ số nợ ngắn hạn có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động với mức ý nghĩa 5%. Điều này có ý nghĩa: Nếu các yếu các yếu tố khác không đổi và khi tỷ số nợ tăng thêm 1% thì hiệu quả hoạt động sẽ giảm -0.105745 với ROA, và -0.3173772 với ROE và ngược lại. Kết quả khắc phục này phù hợp với giả thuyết trước đó, nó chỉ ra rằng nếu tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ số hồi quy của biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) là 0.0227896 đối với ROA, 0.0639008 đối với ROE. Nó cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động với mức ý nghĩa 5%. Điều này có ý nghĩa: Nếu các yếu các yếu tố khác không đổi và khi quy mô doanh nghiệp tăng thêm 1% thì hiệu quả hoạt động sẽ tăng 0.0227896 với ROA, và với ROE 0.0639008 và ngược lại. Kết quả khắc phục này phù hợp với giả thuyết trước đó, nó chỉ ra rằng nếu quy mô doanh nghiệp tăng làm tăng giá trị cuả doanh nghiệp.
Hệ số hồi quy của biến khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) không có ý nghĩa thống kê đối với ROE nhưng có kết quả với biến ROA là 0.0485969. Nó cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động với mức ý nghĩa 5%. Điều này có ý nghĩa: Nếu các yếu các yếu tố khác không đổi và khả năng thanh toán ngắn hạn tăng thêm 1% thì hiệu quả hoạt động sẽ tăng 0.0485969 và ngược lại. Kết quả khắc phục này phù hợp với giả thuyết trước đó đối với ROA, tuy nhiên lại không phù hợp với ROE. Mặt khác kết quả phù hợp với Phạm Sơn Tùng (2015) cho rằng biến khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) không có ý nghĩa thống kê đối với ROE. Nguyên nhân của kết quả này là do ngành thép là một ngành có đặc thù thâm dụng vốn, doanh nghiệp cần có một lượng tài sản dài hạn lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh mà nguồn này đa số là do vay nợ ngắn hạn, dẫn đến tài sản ngắn hạn chiếm một phần ít trong tổng tài sản.
Hệ số hồi quy của biến tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (EFF) không có ý nghĩa thống kê đối với ROE nhưng có kết quả với biến ROA là 0.0071806. Nó cho thấy tỷ số doanh thu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động với mức ý nghĩa 5%. Điều này có ý nghĩa: Nếu các yếu các yếu tố khác không đổi và tỷ số doanh thu trên tổng tài sản tăng thêm 1% thì hiệu quả hoạt động sẽ tăng 0.0071806 và ngược lại. Kết quả khắc phục này phù hợp với giả thuyết trước đó đối với ROA, nó chỉ ra rằng nếu tỷ số doanh thu trên tổng tài sản tăng làm tăng giá trị cuả doanh nghiệp. Tuy nhiên lại không phù hợp với ROE, kết quả này gần giống với nghiên cứu của Zuraidah Ahamad và cộng sự (2012), nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh của ngành công nghiệp và ngành tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán Malaysia trên 58 công ty thì kết quả cho thấy tỷ số doanh thu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều đến ROA, ROE. Tuy nhiên sức mạnh giải thích về tỷ số doanh thu trên tổng tài sản có ảnh hưởng rất thấp do các doanh nghiệp này không bị ảnh hưởng nhiều bởi đặc điểm của công ty, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Hệ số hồi quy của biến tăng trưởng tài sản (GA) là 0.0910173 đối với ROA, 0.0639008 đối với ROE. Nó cho thấy tăng trưởng tài sản có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động với mức ý nghĩa 5%. Điều này có ý nghĩa: Nếu các yếu các yếu tố khác không đổi và khi tài sản tăng thêm 1% thì hiệu quả hoạt động sẽ tăng 0.0910173 với ROA, và 0.0639008 với ROE và ngược lại. Kết quả khắc phục này phù hợp với giả thuyết trước đó, nó chỉ ra rằng nếu tăng trưởng tài sản tăng làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ số hồi quy của biến đặc điểm riêng của tài sản (UNIQ) là -0.0148782 đối với ROA, -0.2660274 đối với ROE. Nó cho thấy tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động với mức ý nghĩa 5%. Điều này có ý nghĩa: Nếu các yếu các yếu tố khác không đổi và khi UNIQ tăng thêm 1% thì hiệu quả hoạt động sẽ giảm -0.0148782 với ROA, và -0.2660274 với ROE và ngược lại. Do các doanh nghiệp có nhu cầu giảm các chi phí hoạt động và chi phí bán hàng,…để nhằm gia tăng lợi nhuận. Đa phần các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên trình độ quản lý và kiểm soát chi phí còn nhiều hạn chế, gây thất thoát. Kết quả khắc phục này phù hợp với giả thuyết trước đó.
Kết quả hồi quy với hai mô hình biến phụ thuộc ROA, ROE có thể kết luận các biến có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động là SIZE, GA. Các biến có mối quan hệ ngược chiều là LDA, SDA, UNIQ. Hai biến CR và EFF không tìm thấy ý nghĩa thống kê với ROE, nhưng lại có ý nghĩa, tác động cùng chiều với ROA. Tổng hợp kết quả nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và so sánh với giả thuyết đưa ra ban đầu: