Tình hình phát triển của ngành thép

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng ngành thép

3.1.1 Tình hình phát triển của ngành thép

3.1.1.1 Giai đoạn 2013-2019

Gia nhập WTO Chính sách mở cửa khi cam kết gia nhập WTO tạo điều kiện tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thép. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành thép nước ta do Việt Nam đã có khung pháp lý phù hợp hơn với thông lệ quốc tế kết hợp với các yếu tố khác như: chi phí nhân công rẻ, các quy định về môi trường chưa rõ ràng v.v.. Các dự án đi vào hoạt động giúp giảm dần sự mất cân đối trong sản xuất thép dẹt, đồng thời việc tăng nguồn cung, tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và với thép nhập khẩu, giúp loại bớt các doanh nghiệp yếu kém trong ngành.

Tuy nhiên, theo cam kết hội nhập WTO từ năm 2014, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ ổn định (trung bình mặt hàng sắt thép là 13%). Khi đó các doanh nghiệp trong nước phải thực sự lớn mạnh cả về tiềm lực tài chính lẫn công nghệ và chất lượng sản phẩm mới có thể cạnh tranh được với thép nhập ngoại, đặc biệt là thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Từ giai đoạn 2015 tới nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 20% lượng thép sản xuất nội địa. Trong năm 2017, Việt Nam sản xuất được hơn 22 triệu tấn thép, và xuất khẩu được 4,7 triệu tấn. Như vậy, thị trường xuất khẩu chiếm 21,4% tổng sản xuất thép của Việt Nam, trong đó thị trường chính là các nước trong khối ASEAN - đặc biệt là Campuchia, Malaysia, Indonesia, và Thái Lan – chiếm hơn 50% tổng

lượng thép xuất khẩu, Mỹ và EU đứng thứ 2 và 3 với 11% và 9% tổng lượng thép xuất khẩu.

Hình 3.1:Sản xuất và nhập nhập khẩu thép của Việt Nam 2015-2017

Nguồn: kbsec.com.vn

Ảnh hưởng gián tiếp từ lượng thép xuất sang Mỹ từ các quốc gia khác chuyển hướng sang Việt Nam Việt Nam phải nhập khẩu thép khá nhiều để phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là bán thành phẩm ở mảng thép dẹt. Trong đó, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc với tỷ trọng nhập khẩu từ nước này luôn dao động ở quanh mức trên 50%. Các quốc gia lớn khác mà Việt Nam nhập khẩu thép là Nhật Bản (15%), Hàn Quốc (12%), và Đài Loan (10%).

Nguồn: kbsec.com.vn Hình 3.2: Sản xuất và nhập khẩu thép ở Việt Nam từ 2013-2017

Theo đánh giá, lượng thép xuất sang Mỹ từ các quốc gia khác sẽ khó có khả năng chuyển hướng sang Việt Nam vì 2 lý do: Chính sách thuế bảo hộ của Việt Nam trong năm 2015, Trung Quốc chiếm tới 74% lượng thép xuất khẩu sang Việt Nam, do lượng thép dư thừa tại nước này cao ở mức kỷ lục và các sản phẩm xuất khẩu sang Việt Nam chịu mức thuế nhập khẩu là 0%. Điều này đã khiến các doanh nghiệp thép nội địa của Việt Nam bị ảnh hưởng rất tiêu cực; Sau đó, trong 2016 và 2017, Bộ Công thương Việt Nam đã áp dụng chính sách thuế tự vệ với các mặt hàng thép, và ngay lập tức đã khiến lượng thép nhập khẩu nói chung, và đặc biệt từ Trung Quốc đã giảm mạnh chỉ còn 7 triệu tấn từ mức hơn 10 triệu tấn trong 2015.

Các thị trường nhập khẩu thép lớn còn lại của Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (khoảng 35% – 40% lượng thép nhập khẩu của Việt Nam năm 2017) cũng sẽ chỉ chịu ảnh hưởng không trọng yếu từ việc Mỹ áp dụng chính sách bảo hộ, do thị trường Mỹ chỉ chiếm 5% –10% cơ cấu xuất khẩu của các quốc gia này.

Đóng góp của dự án Formosa Hà Tĩnh và Dung Quất Hòa Phát giúp giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu Trong 3 năm trở lại đây, loại sản phẩm thép nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam là thép cuộn cán nóng (HRC) (luôn chiếm từ 65 – 70% tổng lượng thép nhập khẩu). Trước năm 2016, đây là loại mặt hàng mà Việt Nam chưa sản xuất được và phải nhập khẩu gần như toàn bộ. Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có 2 dự án sản xuất thép HRC là: (1) Formosa - Hà Tĩnh (đã hoạt động từ năm 2017) và (2) Dung Quất - Quảng Ngãi ( hoạt động từ cuối năm 2019).

Nguồn: kbsec.com.vn Hình 3.3: Cơ cấu nhập khẩu theo sản phẩm của Thép

Về các dự án lớn sản xuất thép cuộn cán nóng ở Việt Nam:

• Dự án Formosa Hà Tĩnh: Hoạt động từ tháng 7/2017 sẽ giúp cho sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu của Việt Nam giảm đi đáng kể trong thời gian tới. Trong năm 2017, Formosa đã sản xuất được hơn 1.3 triệu tấn, với sản phẩm chủ yếu là HRC. Trong tháng 5/2018, lò cao số 2 của Formosa đã được vận hành thử. Như vậy, ước tính Formosa sẽ sản xuất được 3.5 triệu tấn HRC cho 2018, và khoảng 5.2 triệu tấn khi hoạt động hết công suất những năm sau đó, tương đương với 55 – 60% lượng HRC nhập khẩu năm 2017.

• Dự án khu liên hợp gang thép Dung Quất: Dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019, với công suất thiết kế là 2 triệu tấn HRC/năm. Dự án được giả định sẽ hoạt động hết công suất sau 2 năm đi vào vận hành. Với sự đóng góp của 2 dự án Formosa Hà Tĩnh và Dung Quất, cho tới năm 2021 – khi các biện pháp bảo hộ thương mại hiện tại hết hiệu lực – ước tính Việt Nam có thể sản xuất được hơn 7 triệu tấn HRC/năm, và về cơ bản sẽ đáp ứng được 80% nhu cầu sản xuất nội địa.

Theo số liệu của VSA trong năm 2017 và nửa đầu năm 2018, trong các sản phẩm thép chính của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu thép xây dựng và ống thép chỉ ở mức 11-12%, trong khi tôn mạ là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với tỷ trọng xuất khẩu lên đến 47% sản lượng tiêu thụ. Do đó, với làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng trên toàn cầu các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng sẽ ít chịu ảnh hưởng, trong khi đó các sản xuất tôn mạ sẽ là phải chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Cập nhật kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp thép niêm yết:

Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 3.4: Kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp ngành thép được niêm yết

Trong nửa năm đầu 2018, hầu như doanh thu của các doanh nghiệp thép niêm yết đều tăng 30 – 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá thép cũng đã tăng khá mạnh trong giai đoạn này (~30% so với cùng kỳ), và sản lượng tiêu thụ vẫn tăng trưởng khá ổn định. Tuy nhiên, nếu xét về lợi nhuận, có sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm doanh nghiệp thép.

Việc công suất gia tăng nhanh hơn sản lượng tiêu thụ đã khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ kể từ năm 2018 và đầu năm 2019. Ngoài Hòa Phát có mức biên lợi nhuận cao, hầu các doanh nghiệp trong ngành hầu hết có mức biên lợi nhuận rất thấp và vì thế khá dễ bị tổn thương khi trong ngành có các điều kiện bất lợi. Việc đầu tư mở rộng công suất đến từ các doanh nghiệp lớn và có nhiều kinh nghiệm như Hòa Phát sẽ gây ra một cuộc cạnh tranh về giá và khiển cho nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng thua lỗ trong các năm tiếp theo. Những doanh nghiệp nhỏ không có lợi thế về quy mô và các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ bị đào thải khỏi ngành.

Nguồn: Fiinpro Hình 3.5: Biên lợi nhuận ròng của một số doanh nghiệp ngành thép năm 2018

Thép xây dựng: 10 năm kể từ 2008 đến 2018, sản lượng tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu thép xây dựng của Việt Nam tăng gần gấp 3 lần với tốc độ tăng trưởng kép 11.1%. Tăng nhiều nhất là giai đoạn 2014 – 2018 khi thị trường BĐS hồi phục và phát triển. Lượng thép xây dựng xuất khẩu năm 2018 đạt 13.6%.

Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 3.6: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng từ 2008 đến 2018

Thép ống: Từ 2013 – 2018, với tình hình phát triển của các hoạt động sử dụng ống thép như xây dựng công nghiệp, xây dựng hạ tầng,.. sản lượng ống thép tiêu thụ của Việt Nam tăng gấp 3 lần lên 2.4 triệu tấn/năm. Trong đó, lượng tiêu thụ nội địa đạt 2.16 triệu tấn năm 2018. Làn sóng dịch chuyển nhà máy sản xuất tới các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong vòng ít nhất 3 năm tới. Chúng tôi cho rằng nhu cầu tiêu thụ thép ống sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm.

Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 3.7: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép ống từ 2013-2018

Tôn mạ: mặc dù tăng trưởng tiêu thụ tôn trong nước rất tốt với tốc độ tăng trưởng CAGR 20.5% trong suốt giai đoạn 2013 – 2018 nhưng các doanh nghiệp sản xuất tôn Việt Nam lại đầu tư phát triển công suất sản xuất quá mức. Xuất khẩu sản phẩm tôn chiếm tới 45.5% sản lượng tiêu thụ năm 2017 và 43% sản lượng tiêu thụ trong năm 2018.

Tình trạng thừa cung đã dẫn tới việc các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt bằng cách hạ giá bán. Dựa quá nhiều vào hoạt động xuất khẩu cũng là một điểm yếu khác của ngành, nhất là trong bối cảnh thương mại toàn cầu bất ổn. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất tôn hiện nay chỉ mới dừng lại làm các khâu ở hạ nguồn có biên lợi nhuận thấp có thể bị đe dọa khi các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh tham gia cạnh tranh.

Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 3.8: Tình hình sản xuất và tiêu thụ tôn mạ từ 2013 đến 2018

Việc công suất gia tăng nhanh hơn sản lượng tiêu thụ đã khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ kể từ năm 2018 và đầu năm 2019. Ngoài Hòa Phát có mức biên lợi nhuận cao hơn hẳn, các doanh nghiệp trong ngành hầu hết có mức biên lợi nhuận rất thấp và vì thế khá dễ bị tổn thương khi trong ngành có các điều kiện bất lợi. Những doanh nghiệp nhỏ không có lợi thế về quy mô và các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ bị đào thải khỏi ngành.

Năm 2019, theo báo cáo ngành thép thì vào năm 2019 tình hình cung ngành thép đã vượt cầu khoảng 3 lần. Tức là các doanh nghiệp sản xuất ra 10 triệu tấn thì thị trường mới có nhu cầu tiêu thụ 4 tấn. Chính vì cung vượt cầu làm cho cuộc chiến tranh giá cả diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên vấp phải nhiều khó khăn, nhưng ngành thép trong năm 2019 vẫn còn nhiều cơ hội để tăng trưởng khi chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6.8-7% và tiếp tục giải ngân. Nếu tình hình giải ngân tốt, các dự án xây dựng mới, các công trình dang dở tiếp tục tiến hành sẽ giúp ngành thép có khởi sắc.

3.1.1.2 Dự báo tăng trưởng của ngành thép

Theo báo cáo, thị trường thép Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ năm 2020 đến 2024. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm của sản lượng thép khô dự kiến sẽ vượt 20%. Đến năm 2024, Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng thép.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 7,08%, mức khá cao trong khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển và mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu về thép trong các ngành như xây dựng, ô tô và đồ gia dụng cũng đang tăng lên. Sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu thép đã thu hút nhiều doanh nghiệp thép xây dựng công suất thép mới tại Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích, nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường thép Việt Nam và cả Đông Nam Á, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào ngành thép Việt Nam trong thời gian qua. Trường hợp đầu tư lớn nhất là Công ty Cổ phần Thép Formosa Hà Tĩnh (FHS), do Tập đoàn Nhựa Formosa, Tập đoàn Thép Trung Quốc và Tập đoàn JFE Holdings của Nhật Bản liên doanh với vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 10 tỷ USD. Do năng lực sản xuất của ngành thép trong những năm gần đây tăng nhanh nên nguồn cung một số loại thép của Việt Nam đã vượt cầu, bao gồm sắt hoặc thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, ... Giảm lượng lớn hàng nhập khẩu như thép cuộn cán nóng và thép tấm điện từ, Chính phủ Việt Nam đang tích cực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để thiết lập vị thế trong nước. Báo cáo phân tích rằng có hơn 100 công ty trong ngành thép Việt Nam, trong đó những công ty lớn hơn bao gồm Thép Hòa Phát, Thép Hoa Sen, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty TNHH Thép SMC, VSC - POSCO STEEL CORPORATION (VPS), Formosa Hà Tĩnh Thép. Hiện tại, Chính phủ vẫn chưa xây dựng chính sách đầu tư nước ngoài vào ngành thép trên toàn quốc.

Tuy nhiên, các công ty thép đã được thành lập tại nhiều khu công nghiệp ở Việt Nam, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và các khía cạnh khác. Ngoài ra, khi các ngành sản xuất và xây dựng của Việt Nam phát triển nhanh chóng, nhu cầu về thép sẽ tiếp tục tăng lên. Theo ước tính, trong giai đoạn 2020-2024, đường sá,

sân bay và các cơ sở hạ tầng khác, xây dựng nhà ở, ô tô, thiết bị gia dụng và các ngành công nghiệp khác của Việt Nam đều sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)