Nghĩa của đảm bảo an toàn bay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 30 - 34)

Từ các vụ tai nạn HK khủng khiếp xảy ra trong thực tiễn, có thể khẳng định, an tồn HK (an tồn bay) là vấn đề sống cịn, bởi vì để mất an tồn khơng chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và của các hãng HK. Vì vậy, bất kể quốc gia nào cũng chỉ đạo thực hiện đồng bộ các yếu tố để đảm bảo an tồn bay, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng của trang thiết bị và năng lực của người thực hiện.

Giao thơng HK có ưu thế tuyệt đối về tốc độ và thời gian. Nó có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ giao lưu kinh tế trên toàn thế giới, đồng thời cũng là nguồn lợi đặc biệt cho bất cứ quốc gia nào. Song cũng cần xác định rõ, để có thể đảm bảo được mục tiêu an tồn, hiệu quả của HKDD địi hỏi phát triển giao thơng HK phải đồng bộ trên cả ba lĩnh vực: sân bay, vận tải và QLB.

Bên cạnh những ưu thế khơng thể phủ nhận mà các loại hình giao thơng khác khó cạnh tranh, giao thơng HK cũng chứa đựng các yếu tố gây mất an toàn cao, chịu chi phối và tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, môi trường mà cho đến nay con người chưa phải đã chinh phục được triệt để.

Giao thơng HK mang tính quốc tế phổ biến nhất. Nó địi hỏi mỗi quốc gia phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế. Phải tổ chức, xây dựng, đầu tư, phát triển hòa đồng với cộng đồng quốc tế. Vận chuyển HK của mỗi quốc gia phải là một mắt xích trong dây chuyền ĐHB đến nhiều quốc gia trên thế giới. Giao thơng HK khơng thể có tính cục bộ. Hiệp đồng thơng báo bay trong quốc gia, hiệp đồng thông báo bay quốc tế, tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo kỹ thuật, tiêu chuẩn năng định cho con người đều giống nhau. Các quốc gia trong ICAO đều có nghĩa vụ trách nhiệm vì lợi ích quốc gia mình và vì lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Đối với Việt Nam chúng ta, cơng tác an tồn bay ln được các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp trong ngành HK (các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp cảng HK…) coi là ưu tiên số một trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

VATM đơn vị có chức năng nhiệm vụ chính là “Cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay” càng cần phải nhận thức rõ nhiệm vụ đảm bảo an toàn bay cho các chuyến bay quan trọng hơn bao giờ hết.

Từ những ngày đầu mới thành lập, VATM lúc đó với tên gọi là Cơ quan bảo đảm bay đã góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ

miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chiến đấu và phục vụ chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và làm nhiệm vụ quốc tế. Ngày nay, nói đến chuyên ngành QLB Việt Nam là nói đến cơ quan quản lý - điều hành, phối hợp - hiệp đồng giữa các lực lượng: HK, Phịng khơng - Không quân, Hải quân, các cơ quan an ninh quốc gia, quốc tế để không chỉ bảo đảm an tồn bay mà cịn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng trời của tổ quốc.

Có thể khẳng định, chuyên ngành QLB là cơ quan tin cậy nhất, quan hệ chặt chẽ giữa mặt đất và bầu trời. Nhiệm vụ quan trọng của chuyên ngành QLB là đảm bảo “An tồn - Điều hịa - Hiệu quả” cho các hoạt động bay quân sự và dân dụng.

Trong 10 năm qua, mặc dù kinh tế đất nước đã có sự phát triển đánh kể, nhưng rất nhiều khó khăn, thách thức đã tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải HK nói chung và hoạt động của VATM nói riêng như: chiến tranh Vùng Vịnh và Apganistan năm 2001; dịch SARS năm 2003…Đến năm 2006,Việt Nam chính thức gia nhập WTO tiếp tục tạo nhiều cơ hội và thách thức cho ngành HKVN. Trước tình hình đó, lãnh đạo VATM đã thường xuyên tập trung chỉ đạo các đơn vị thành viên là các Trung tâm QLB ở các khu vực Bắc - Trung - Nam triển khai, quán triệt việc chấp hành các quy chế, luật định về đảm bảo an toàn bay; tổ chức hiệp đồng kịp thời và chính xác với các cơ quan quản lý vùng trời, giám sát chặt chẽ các hoạt động bay trong vùng trời trách nhiệm, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các chuyến bay đi, đến và bay qua Việt Nam trong vùng trời trách nhiệm.

Nhiều năm qua, VATM đã hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, quản lý các hoạt động bay thuộc vùng trời chủ quyền quốc gia, đã Chỉ huy - ĐHB an tồn cho hàng nghìn chuyến bay thực hiện nhiệm vụ đặc biệt như: vận tải quân sự, hoạt động phòng chống thiên tai bão lụt phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, phục vụ cứu trợ đồng bào bị thiên tai ... góp phần giữ vững trật tự, an ninh xã hội.

Tóm lại, qua nghiên cứu khái qt về sự hình thành và phát triển của HKDD quốc tế nói chung và ngành HKDD Việt Nam nói riêng có thể thấy rằng so với các ngành kinh tế khác thì ngành HKDD được hình thành tương đối muộn, nhưng lại có bước phát triển rất nhanh chóng. Yếu tố tác động trực tiếp đến tốc độ phát triển này chính là sự gia tăng nhu cầu giao thông HK, sự đổi mới, cải cách kịp thời về cơ cấu, tổ chức của ngành HK và nhất là sự đầu tư về trang thiết bị, về con người... Chính vì vậy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay trong hoạt động HKDD càng có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với thế giới mà đặc biệt đối với Việt Nam, một nước mà ngành HKDD còn non trẻ, điều kiện kinh tế còn hạn chế, các phương tiện bay và trang thiết bị không thể hiện đại hố một cách nhanh chóng và đồng bộ được. Nhưng nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về lĩnh vực này chúng ta thấy nó hết sức cần thiết để có thể có cơ sở pháp lý phát triển ngành HKDD Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)