Chúng ta biết rằng, ô tô chạy trên mặt đất có đường bộ, tàu thủy chạy trên biển có đường hàng hải, cịn tàu bay bay trên trời cũng có đường HK. Tàu bay xuất phát từ các sân bay và hoạt động trên không theo mạng lưới “những con đường vơ hình”. Trong phần lớn thời gian bay các tổ lái khơng thể duy trì quan sát bằng mắt các tàu bay khác được, không nắm được ý định của các tổ bay khác. Làm thế nào để các tàu bay không va chạm vào nhau? Trả lời câu hỏi này thì ngồi yếu tố con người và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại thì khơng thể thiếu hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật nói chung và đặc biệt là pháp luật HK quốc tế nói riêng.
Luật HK quốc tế hình thành và phát triển ít dựa vào các phong tục tập quán quốc tế như một số ngành luật khác trong hệ thống cơng pháp quốc tế. Q trình xây dựng các ngun tắc, quy phạm của luật HK quốc tế là quá trình pháp điển hóa và nhất thể hóa tới mức cao nhất để có thể đáp ứng được các yêu cầu từ thực tế khách quan của sự phát triển nhanh chóng và tính đặc thù rất cao của các quan hệ về HK trên phạm vi từng khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Từ thời gian trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất về trước, kỹ thuật HK chưa phát triển là mấy, các phương tiện bay cịn rất thơ sơ, các hoạt động HK chỉ diễn ra ở phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Những ảnh hưởng, tác động và các lợi ích của các hoạt động HK mang lại cho mỗi quốc gia còn rất hạn chế.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kỹ thuật HK có sự phát triển khá nhanh, các kiểu máy bay mới ra đời, các hoạt động HK mở rộng và thay đổi cả về phạm vi và tính chất của chúng.
Luật HK quốc tế thực sự phát triển và ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là vào thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Việc sử dụng máy bay vào các hoạt động có tính chất thương mại chun chở hành khách, hàng hóa, thư tín phát triển rất mạnh. Quá trình sử dụng máy bay vào các hoạt động có tính chất thương mại và các mục đích phi quân sự khác đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề cần thiết phải có sự điều chỉnh bằng hệ thống các quy phạm pháp luật cả ở phạm vi quốc gia và ở phạm vi quốc tế. Các điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh các hoạt động thương mại HK và các hoạt động bổ trợ khác được hình thành và ngày càng hồn thiện.
Hệ thống các quy phạm của luật HKDD quốc tế mới được hình thành và vẫn tiếp tục được hồn thiện. Các quy định này có ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp HK, đặc biệt là các quốc gia tham gia trực tiếp vào các hoạt động này trên phạm vi quốc tế. Lịch sử phát triển của mỗi thời kỳ của luật HK quốc tế được đánh dấu bằng sự ra đời của các điều ước quốc tế. Những điều ước về HK này đã thực sự đóng góp to lớn và là cơng cụ pháp lý hiệu quả điều chỉnh các hoạt động hợp tác quốc tế về HK trên các lĩnh như: khai thác, sử dụng các đường bay và sân bay quốc tế, đảm bảo an ninh, an toàn bay, thực hiện quyền tài phán đối với các hoạt động đe doạ an ninh HK, xâm phạm chủ quyền khơng phận…
Vai trị của luật HK quốc tế trong hoạt động hợp tác HK nói chung và đảm bảo an tồn bay nói riêng bao gồm:
Thứ nhất, luật HK quốc tế đã ghi nhận các nguyên tắc, các quy phạm nền tảng điều chỉnh quan hệ hợp tác HK nói chung và về ĐHB, bảo đảm an
tồn bay nói riêng
Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hợp tác với nhau nhằm đảm bảo sự thống nhất các quy phạm, các quy định và nguyên tắc xử sự cũng như tổ chức liên quan đến phương tiện bay HK, nhân sự HK, đường bay và dịch vụ HK trong tất cả các trường hợp mà sự thống nhất này có thể tạo thuận lợi và thúc đẩy lưu thơng HK an tồn, điều hòa và hiệu quả.
Các quy phạm, các quy định cụ thể đảm bảo ĐHB được an tồn, điều hịa và hiệu quả trong các công ước quốc tế về HK bao gồm một số nội dung chính sau:
- Khẳng định chủ quyền hồn tồn và riêng biệt trên khoảng khơng gian bao trùm lãnh thổ của quốc gia;
- Hạn chế hoặc cấm một cách đồng đều (không phân biệt đối xử) tầu bay của các quốc gia khác bay trên một số khu vực trong lãnh thổ của mình;
- Mỗi quốc gia cam kết bất kể tầu bay của mình ở đâu đều phải tuân thủ quy tắc, quy định (quy tắc không lưu) liên quan tới việc bay và hoạt động của tầu bay ở nơi mà quy tắc và quy định này có hiệu lực;
- Mỗi quốc gia cam kết thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhất để cứu giúp tầu bay bị lâm nguy và phải cộng tác với nhau khi tiến hành tìm kiếm tầu bay bị mất tích, đồng thời khi trường hợp tai nạn tầu bay xảy ra đối với tầu bay của một quốc gia ký kết trong lãnh thổ của một quốc gia ký kết khác thì quốc gia nơi xảy ra tai nạn phải mở cuộc điều tra về tai nạn này phù hợp với thủ tục được ICAO khuyến nghị;
- Các quốc gia thành viên trong khả năng cho phép phải đảm bảo các dịch vụ vơ tuyến, khí tượng và các phương tiện bảo đảm khơng lưu và hệ thống tiêu chuẩn thích hợp về thơng tin, mã số, ký hiệu, tín hiệu, đèn hiệu, bản đồ và họa đồ phù hợp…[41].
Xuất phát từ đặc thù của hoạt động kinh doanh HK và sự chênh lệch về trình độ khoa học và công nghệ... giữa các quốc gia nên sự thống nhất hoá các quy định, các tiêu chuẩn cơ bản trong quan hệ hợp tác HK luôn nhận được sự quan tâm từ phía các quốc gia. Về nguyên tắc, các chủ thể luật quốc tế có nghĩa vụ tận tâm thiện chí thực hiện luật quốc tế. Vì vậy, các nguyên tắc, quy phạm của luật HK quốc tế rất có tính khả thi mặc dù để chúng ra đời hồn tồn khơng đơn giản.
Thứ hai, pháp luật HK quốc tế mà cụ thể là Công ước Chicago 1944 là cơ sở cho sự ra đời và hoạt động của một tổ chức quốc tế chun mơn có vị trí
đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực hợp tác HK giữa các quốc gia, đó là ICAO.
ICAO được thành lập năm 1944 trên cơ sở quy định của Công ước Chicago năm 1944. ICAO thường xuyên thực hiện, phát triển, cập nhật, bổ sung, sửa đổi và tăng cường việc điều chỉnh cho các hoạt động HKDD quốc tế nhằm đạt được các mục đích đã đề ra. Kể từ khi ra đời, ICAO ln giữ vai trị quan trọng trong lĩnh vực HKDD quốc tế và như một diễn đàn duy nhất pháp điển hóa và thống nhất hóa luật lệ liên quan đến hoạt động HKDD. ICAO là thiết chế toàn cầu của quá trình điều chỉnh quốc tế các hoạt động HKDD về hợp tác kỹ thuật và trợ giúp các nước thứ ba về HKDD, đặc biệt trong lĩnh vực ĐHB, bảo đảm an toàn bay.
Một trong các mục tiêu chủ yếu của ICAO là xây dựng các nguyên tắc và kỹ thuật của ĐHB quốc tế, chăm lo công tác kế hoạch và phát triển giao thông HK quốc tế nhằm:
- Đảm bảo sự an toàn và tăng trưởng một cách có trật tự của HKDD trên phạm vi tồn thế giới.
- Khuyến khích các mẫu thiết kế máy bay và khai thác máy bay vào mục đích hịa bình.
- Khuyến khích sự phát triển của mạng đường bay, các sân bay và các cơ sở không lưu của HKDD quốc tế.
- Đáp ứng nhu cầu của tồn nhân loại về tính an tồn, tính thường xuyên, hiệu quả, kinh tế trong vận tải HK.
- Ngăn ngừa sự lãng phí gây ra bởi sự cạnh tranh không lành mạnh. - Đảm bảo tôn trọng đầy đủ các quyền của các quốc gia thành viên và mỗi quốc gia thành viên có quyền bình đẳng trong khai thác thông qua các hãng HK quốc tế của mình.
- Tránh sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên.
- Tăng cường an tồn cho các chuyến bay trong lĩnh vực khơng lưu quốc tế.
- Tăng cường sự phát triển về tất cả các phương diện của HKDD quốc tế [41].
Khi cần thiết, ICAO sẽ thường xuyên chấp nhận và sửa đổi các tiêu chuẩn quốc tế, các khuyến cáo thực hành và các thủ tục có liên quan tới:
- Hệ thống thông tin liên lạc và trợ giúp không lưu. - Các đặc điểm của sân bay và khu vực hạ cất cánh.
- Các quy tắc và thực tiễn về kiểm sốt khơng lưu và không tải. - Cấp phép về khai thác và nhân viên kỹ thuật.
- Tính khả thi của các máy bay. - Đăng ký và chứng chỉ của máy bay. - Thu thập và trao đổi thơng tin khí tượng. - Sổ hành trình.
- Bản đồ và họa đồ khơng lưu.
- Thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan. - Điều tra tai nạn máy bay.
Ngồi các mục đích chủ yếu trên, ICAO cịn là một tổ chức đóng vai trị xúc tác trong q trình hợp tác và đại diện cho cộng đồng HK quốc tế với các tổ chức quốc tế khác như các tổ chức quốc tế về tài chính, thương mại, mơi trường…nhằm đảm bảo duy trì và phát triển tốt nhất nguồn tài nguyên chung cả ở phạm vi công pháp cũng như trong phạm vi tư pháp. Hiện nay ICAO có 7 văn phịng khu vực ở Bangkok, Dackao, Cairo, Lima, Nairobi, Mehico, Paris để thực hiện sự trợ giúp cho Tổ chức và chỉ đạo, triển khai thực hiện các kế hoạch của ICAO tại mỗi vùng.