32 Korea, South 13.05.1993 Seoul Việt, Triều Tiên, Anh
3.1.2.3. Các VBHĐ đảm bảo an toàn bay
Trong cơng tác đảm bảo an tồn bay, ngồi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì hệ thống văn bản không kém phần quan trọng được sử dụng rất nhiều trong công tác Chỉ huy - ĐHB là các VBHĐ ĐHB và Hệ thống đường HK Việt Nam.
a) Các VBHĐ ĐHB:
Các văn bản này là kết quả của quá trình trao đổi, thỏa thuận thống nhất giữa các Trung tâm ĐHB trong cùng một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau. Mục đích nhằm đảm bảo công tác quản lý ĐHB và quản lý vùng trời được an toàn, điều hoà, hiệu quả và đúng luật. Các văn bản này quy định thống nhất một số nội dung trong công tác hiệp đồng - ĐHB giữa hai cơ quan với nhau như: Phạm vi trách nhiệm; Nội dung hiệp đồng ĐHB, phương thức chuyển giao tàu bay…; Quy trình xử lý các trường hợp bất thường; Kênh thơng tin liên lạc ...
Tính đến thời điểm tháng 12/2010, VATM đã ký 10 VBHĐ ĐHB với các Trung tâm ĐHB của các quốc gia kế cận. Cụ thể:
Bảng 3.2. Các văn bản HĐ ĐHB Việt Nam ký kết với các quốc gia
TT Tên văn bản Ngày ký Ngày hiệu lực
1 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hà Nội và ACC Kunming
01/11/2007 21/11/2007 2 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hà Nội và
ACC Nanning
24/08/2009 09/09/2009 3 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hà Nội và
ACC Viên Chăn
TT Tên văn bản Ngày ký Ngày hiệu lực
4 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hà Nội và ACC Sanya
26/05/2008 02/07/2008 5 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hồ Chí Minh
và ACC Manina
30/06/2008 02/07/2008 6 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hồ Chí Minh
và ACC Sanya
01/6/2010 10/06/2010 7 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hồ Chí Minh
và ACC Malaysia
18/07/2001 01/11/2001 8 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hồ Chí Minh
và ACC Nơng Pênh
28/03/2008 03/07/2008 9 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hồ Chí Minh
và ACC Singapore
05/06/2008 02/07/2008 10 VBHĐ ĐHB giữa ACC Hồ Chí Minh
và ACC Viên Chăn
05/06/2008 17/06/2008
(Nguồn: VATM, 2010)
Bên cạnh đó cịn rất nhiều các VBHĐ ĐHB trong nước. Đó là các VBHĐ ĐHB giữa các Trung tâm Quản lý ĐHB miền Bắc, miền Trung, miền Nam với nhau và giữa các Trung tâm Quản lý ĐHB với các cụm cảng sân bay, các đơn vị phịng khơng, không quân của quân đội….Có thể nói hệ thống các VBHĐ liên quan đến cơng tác đảm bảo an tồn bay trong nội bộ VATM cũng như với các đơn vị hữu quan trong và ngoài ngành HK tương đối đầy đủ, chi tiết đảm bảo tốt cho công tác đảm bảo an toàn bay như: VBHĐ ĐHB; VBHĐ đảm bảo cung cấp dịch vụ khí tượng HK; VBHĐ đảm bảo an toàn bay giữa HKDD và quân sự; VBHĐ đảm bảo cung cấp dịch vụ thông báo tin tức HK… Các đơn vị ký kết VBHĐ hầu hết là các đơn vị, bộ phận trong ngành QLB như giữa các ACC, APP, TWR.
Chi tiết danh mục một số các VBHĐ ĐHB chính trong nước được thể hiện tại phụ lục 2 kèm theo.
b) Hệ thống đường bay và các phân khu ĐHB của các FIRs Việt Nam:
Việt Nam chúng ta đã, đang xây dựng mạng đường bay phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế, du lịch các vùng, miền, quy hoạch phát triển tồn bộ hệ thống giao thơng vận tải, quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc, quy hoạch tổng thể của từng cảng HK, năng lực và hiệu quả khai thác của doanh nghiệp vận chuyển HK. Phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam về tiềm năng du lịch, vị trí địa lý, dân số, mạng cảng HK đối với sự phát triển thị trường HK.
Hệ thống mạng đường bay đã phù hợp sự phát triển thị trường vận tải HKVN theo hướng mở, gắn liền với thị trường vận tải HK khu vực và thế giới; khuyến khích các hãng HK nước ngồi khai thác đến Việt Nam, tạo sự năng động và thúc đẩy tính cạnh tranh của lực lượng vận tải HKVN.
Hệ thống mạng đường bay đã chú trọng, khuyến khích phát triển vận tải HK quốc tế, đặc biệt tại các cảng HK quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Tiếp tục phát triển mạng đường bay nội địa trục Bắc - Nam, nội vùng, liên vùng với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 02 trung tâm là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mạng đường bay nội địa đã gắn liền với quy hoạch kinh tế, du lịch, giao thông của từng vùng; đảm bảo hỗ trợ cho mạng đường bay quốc tế và đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường HK giữa các địa phương, đồng thời bảo đảm hiệu quả kinh tế toàn mạng khai thác của hãng HK.
Hệ thống mạng đường bay đã khuyến khích thực hiện hợp tác thương mại, liên doanh, liên kết để mở rộng mạng đường bay, tham gia liên minh và kết nối mạng đường bay với các hãng HK toàn cầu nhằm mở rộng phạm vi hoạt động.
Các quy định của ICAO về việc thiết lập các đường bay (ký hiệu đường bay, chiều rộng các đường bay nội địa, các đường bay quốc tế, các đường bay trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế và độ cao an toàn bay thấp
nhất…) được Việt Nam tuân thủ triệt để. Qua đó tạo được an tồn tuyệt đối cho các hoạt động bay. Tính đến thời điểm 31/12/2010, hệ thống đường bay trên cả hai vùng FIRs Việt Nam (FIR/HAN và FIR/HCM) là 50 đường bay, trong đó có 21 đường bay quốc nội và 29 đường bay quốc tế [17].
Quốc nội gồm các đường bay: W1, W2, W3, W4, W5, W6, W7, W8, W9, W10, W11, W12, W14, W15, W16, W17, W18, W19, W20, W21, W22.
Quốc tế gồm các đường bay: A1, A202, A206, B202, B465, B468, B214, B329, G221, G474, L642, L644, L643, L625, L628, L637, M771, M765, M755, M753, M768, N500, N891, N892, R468, R474, R588, R471, Q15.
Trong FIR/HAN gồm hai phân khu ĐHB: Phân khu Bắc (Sector North) và phân khu Nam (Sector South).
Trong FIR/HCM gồm năm phân khu ĐHB: Phân khu 1, phân khu 2, phân khu 3, phân khu 4, phân khu 5 ( Sector 1,2,3,4,5).
Sau đây là sơ đồ hệ thống đường bay, các phân khu ĐHB và các đường bay dự kiến điều chỉnh:
- Hệ thống đường hàng không thiết lập mới và điều chỉnh trong các FIRs Việt Nam: (Chi tiết sơ đồ tại Hình 3.1, trang 99 - Theo nguồn AIP Việt
Nam, năm 2009).
- Các phân khu ĐHB trong các FIRs Việt Nam: (Chi tiết sơ đồ tại Hình
3.2, trang 100 - Theo nguồn AIP Việt Nam, năm 2006).
- Sơ đồ các đường bay đang đề nghị điều chỉnh trong các FIRs Việt Nam: (Chi tiết sơ đồ tại Hình 3.3, trang 101 - Theo nguồn tại Hội nghị về an
Hình 3.1. Hệ thống đường hàng khơng thiết lập mới và điều chỉnh trong các FIRs Việt Nam
Hình 3.3. Sơ đồ các đường bay đang đề nghị điều chỉnh trong các FIRs Việt Nam