Ngoài các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế nói chung và Luật HK quốc tế nói riêng, trong cơng tác đảm bảo an tồn bay cịn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, thực hiện nghiêm Quy tắc không lưu.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hoạt động bay, tránh va chạm trên không cũng như dưới mặt đất là ưu tiên hàng đầu của Công ước Chicago 1944. Mỗi Quốc gia thành viên phải cam kết xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống Quy tắc không lưu (Quy tắc điều hành các hoạt động bay) theo hệ thống đường bay, độ cao bay, quy định giãn cách bay (phân cách cao, phân cách dọc), ĐHB theo phương pháp cổ điển (non Radar) hoặc ĐHB có Radar… trong vùng FIR của mình, bao gồm vùng trời của quốc gia mình và vùng trời trên cơng hải được ICAO giao điều hành.
Điều 12 Công ước Chicago quy định mỗi quốc gia ký kết cam kết đưa ra các biện pháp bảo đảm rằng mọi tầu bay bay qua hoặc hoạt động trong lãnh thổ của mình và mọi tầu bay mang dấu hiệu quốc tịch của mình bất kể tầu bay đó ở đâu đều phải tuân thủ quy tắc và quy định liên quan tới việc bay và hoạt động của tầu bay ở nơi mà quy tắc và quy định này có hiệu lực. Mỗi Quốc gia ký kết cam kết duy trì các quy định của mình đối với lĩnh vực này đồng nhất với các quy định được thiết lập trong phạm vi rộng lớn nhất có thể, theo cơng ước này. Trên cơng hải, những quy tắc có hiệu lực là những quy tắc được thiết lập theo công ước này…[41].
Theo các tài liệu và khuyến cáo thực hành của ICAO (Doc 4444 và Annex 2, Annex 11) trong việc xây dựng quy tắc khơng lưu thì một trong các nội dung liên quan đến cơng tác an tồn bay là mục mục đích của dịch vụ khơng lưu. Dịch vụ khơng lưu có các mục đích sau:
- Ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay.
- Ngăn ngừa va chạm giữa tàu bay với các chướng ngại vật trên khu hoạt động tại sân bay.
- Thúc đẩy và điều hòa hoạt động bay.
- Cung cấp và tư vấn những tin tức có ích cho việc thực hiện chuyến bay an tồn và hiệu quả.
- Thơng báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan về tàu bay cần phải tìm kiếm, cứu nạn và trợ giúp các cơ quan, đơn vị này theo yêu cầu [42].
Thứ hai, cấm tuyệt đối hoặc hạn chế, cấm tạm thời các hoạt động bay.
Công ước Chicago đã đề cập rất rõ cấm tuyệt đối hoặc hạn chế, cấm tạm thời các hoạt động bay thực hiện trong các khu vực có khả năng gây nguy hiểm, mất an toàn cao. Điều này đã được các quốc gia thực hiện rất nghiêm túc, thể hiện rất rõ trong các Ấn phẩm thông báo tin tức HK - AIP của mỗi quốc gia. Điều 9 Công ước Chicago quy định:
- Về cấm tuyệt đối: Vì lý do cần thiết về quân sự hoặc an tồn cơng cộng mỗi quốc gia ký kết có thể hạn chế hoặc cấm một cách đồng đều tầu bay của các quốc gia khác bay trên một số khu vực trong lãnh thổ của mình, với điều kiện khơng có sự phân biệt giữa tầu bay thực hiện chuyến bay quốc tế thường lệ của quốc gia mình với các tàu bay thực hiện chuyến bay như vậy của quốc gia ký kết khác. Những khu vực cấm như vậy phải có giới hạn và địa điểm hợp lý để không gây cản trở không cần thiết đối với giao lưu HK. Việc ấn định những khu cấm đó trong lãnh thổ của một quốc gia ký kết, cũng như bất kỳ sự thay đổi nào về sau phải được thông báo ngay lập tức tới các quốc gia ký kết khác và ICAO;
- Về hạn chế hoặc cấm tạm thời: Trong những hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong thời gian khẩn cấp hoặc vì lợi ích an tồn cơng cộng, mỗi quốc gia ký kết cũng có quyền hạn chế hoặc cấm tạm thời, và có hiệu lực ngay lập tức, việc bay trên toàn bộ hoặc bất kỳ phần nào trong lãnh thổ của mình, với điều kiện việc hạn chế hoặc cấm đó cũng được áp dụng không phân biệt quốc tịch tầu bay của tất cả các quốc gia khác [41].
Thứ ba, các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cho công tác ĐHB.
Để có thể hỗ trợ cho cơng tác ĐHB được an tồn thì ngồi trình độ chuyên mơn của các KSVKL thì sự hỗ trợ của các phương tiện đảm bảo
không lưu, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật (dưới mặt đất và trên máy bay) và dịch vụ khí tượng là rất cần thiết.
Căn cứ vào các phụ bản kỹ thuật, khí tượng HK của Công ước Chicago, các quốc gia trong khn khổ ICAO và phụ thuộc vào hồn cảnh cần thiết, theo từng thời kỳ nhất định, phải soạn thảo lại các quy định về các vấn đề kỹ thuật, khí tượng HK và áp dụng chúng trong thực tế nhằm đảm bảo cao nhất an toàn kỹ thuật cho các chuyến bay HK nói riêng và hoạt động lưu thơng HK nói chung. Điều 28 Cơng ước Chicago quy định rằng trong chừng mực xét thấy có thể thực hiện được, mỗi quốc gia ký cam kết:
- Cung cấp, trong lãnh thổ của mình, các cảng HK, dịch vụ vơ tuyến, khí tượng và các phương tiện bảo đảm không lưu để tạo thuận tiện cho giao lưu HK quốc tế phù hợp với các tiêu chuẩn và cách thức thực hành được khuyến nghị hoặc thiết lập từng thời kỳ;
- Chấp nhận và đưa vào khai thác hệ thống tiêu chuẩn thích hợp về thơng tin, mã số, ký hiệu, tín hiệu, đèn hiệu và các quy tắc, cách thực hành khai thác mà có thể được khuyến nghị và thiết lập từng thời kỳ;
- Hợp tác với nhau trong các biện pháp quốc tế để đảm bảo phát hành các bản đồ và họa đồ phù hợp với các tiêu chuẩn mà có thể được khuyến nghị hoặc thiết lập từng thời kỳ [41].
Thứ tư, thực hiện cơng tác tìm kiếm cứu nạn.
Trong công tác đảm bảo an tồn bay, khơng thể khơng đề cập đến cơng tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong từng gia quốc gia và giữa các quốc gia với nhau khi có tình huống xảy ra. Vấn đề này đã được Công ước Chicago dự liệu. Tại điều 25 của Công ước quy định: “Mỗi quốc gia ký kết cam kết thực
hiện các biện pháp mà họ thấy có thể thực hiện được để cứu giúp tầu bay bị lâm nguy trong lãnh thổ của mình và cho phép chủ sở hữu tầu bay hoặc nhà chức trách của quốc gia mà tầu bay đăng ký tiến hành các biện pháp cứu
giúp cần thiết mà hồn cảnh địi hỏi, phụ thuộc vào sự kiểm soát của nhà
chức trách tại quốc gia này. Mỗi quốc gia ký kết, khi tiến hành tìm kiếm tầu bay mất tích, phải cộng tác với nhau thực hiện các biện pháp phối hợp mà có thể được khuyến nghị từng thời kỳ theo Công ước này”[41].
Hợp tác quốc tế là một xu hướng tất yếu, trong đó có hợp tác về HK. Bên cạnh những đặc điểm chung của pháp luật quốc tế, pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hợp tác HK cịn có đặc trưng riêng, đó là sự hình thành và phát triển của nhiều nguyên tắc, quy phạm pháp luật về HK chịu sự tác động mạnh mẽ của những tiến bộ về khoa học công nghệ. Sự ra đời của các thế hệ máy bay mới với sức chuyên chở lớn, độ dài của các chuyến bay cũng như tần suất các chuyến bay gia tăng...chắc chắn sẽ dẫn tới sự xuất hiện của các quy tắc, tiêu chuẩn mới nhằm đảm bảo khơng chỉ an tồn cho các chuyến bay mà cịn bảo vệ mơi trường khỏi bị ô nhiễm, bảo vệ tối đa chủ quyền lãnh thổ quốc gia. ICAO đã có vai trị rất quan trọng trong việc hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm pháp luật HK thông qua việc tổ chức các diễn đàn, hội nghị quốc tế nhằm xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý cũng như kỹ thuật trong đảm bảo an toàn bay. Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đã gia nhập nhiều điều ước quốc tế đa phương phổ cập, trong đó có Cơng ước Chicago năm 1944. Trên cơ sở các văn bản pháp lý quốc tế này, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chúng ta cũng đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp lý, các quy định liên quan đến lĩnh vực HKDD nói chung và cơng tác đảm bảo an tồn bay nói riêng và nội dung các văn bản, quy định này ở mức độ nhất định đã có sự tương thích với các quy tắc, chuẩn mực về HKDD quốc tế.