Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động (Trang 39)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

2.1.2. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng lao động

hợp đồng lao động

hợp đồng lao động là hai hình thức của hợp đồng lao động được pháp luật quy định dựa trên cách thể hiện bên ngoài của hợp đồng lao động. Các bên khi giao kết hợp đồng lao động chỉ có thể lựa chọn một trong hai hình thức này theo quy định của pháp luật cho từng trường hợp cụ thể. Điều 28 Bộ luật Lao động quy định:

Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số cơng việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động [27].

Theo quy định trên, việc giao kết hợp đồng phần lớn bằng văn bản và theo mẫu hướng dẫn tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong một số trường hợp, các bên được lựa chọn hình thức giao kết bằng miệng như: cơng việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc lao động giúp việc gia đình. Khi giao kết hợp đồng bằng miệng, các bên vẫn phải đảm bảo những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động và các quy định khác có liên quan.

Về vấn đề này, TS. Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: "Quy định về hình thức của hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam chưa thỏa mãn yêu cầu của sự điều chỉnh vì nó chưa bao hàm được tất cả các trường hợp biểu thị của một hợp đồng lao động đặc biệt là trong thực tế đời sống lao động" [25, tr. 56]. Bởi lẽ, bản chất của hợp đồng lao động là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)