VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
3.2.4. Nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan nhà nước trong việc ban hành, áp dụng pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
ban hành, áp dụng pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
- Từ thực trạng phân tích các hành vi vi phạm tại chương 2, có thể thấy một số quy định của pháp luật còn bộc lộ hạn chế và chưa thực sự phù hợp với hành vi của các bên trong quan hệ lao động. Nguyên nhân này xuất phát từ các nhà làm luật, các cơ quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế, có khơng ít những quy định của các văn bản pháp luật mâu thuẫn và chồng chéo. Nhiều quy định chưa có tính khả thi hay nói một cách khác còn tồn tại "một khoảng cách khá xa giữa các quyền được quy định và việc thực hiện các quyền ấy trong thực tế" [45, tr. 16]. Hơn nữa, các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động xảy ra từng ngày, từng giờ song các văn bản pháp luật còn chưa kịp thời điều chỉnh các hành vi này.
- Để đánh giá tính khả thi của một quy định pháp luật trong thực tế thì thanh tra, kiểm tra là hết sức cần thiết. "Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo các quy định của Luật Thanh tra và pháp luật khác" [31]. Tuy nhiên, công tác này chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
+ Việc phân bố kế hoạch không đều dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp chưa bao giờ được thanh tra hay việc thanh tra chồng chéo đối với một doanh nghiệp, một địa bàn. Các cuộc thanh tra được tiến hành phần lớn còn qua loa, đại khái, chưa thực sự đi sâu phát hiện và phân tích những vi phạm của doanh nghiệp được thanh tra. Do đó, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động của doanh nghiệp cịn bị bỏ sót, chưa được phát hiện dẫn tới không phản ánh đúng thực trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
+ Số lượng thanh tra viên ít và năng lực cịn hạn chế. Thêm vào đó, một số cán bộ, thanh tra viên chưa làm đúng chức trách của mình trong khi thi hành cơng vụ. Có nhiều cán bộ, thanh tra viên chưa giữ được cái tâm của người "là tai mắt của trên, là bạn của dưới". Vẫn còn tồn tại đâu đây hiện tượng tham nhũng, cửa quyền, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra dẫn tới ảnh hưởng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Quan trọng hơn niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền bị giảm sút.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp có vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động cũng như cưỡng chế đối với các doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt chưa được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng thực hiện. Đơi khi, một số địa phương thường "lơ là" việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp mềm dẻo hơn đối với các doanh nghiệp, coi đó là một "sự ưu ái" để thu hút sự đóng góp của doanh nghiệp với địa phương.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực lao động như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, liên đồn lao động,... chưa thực sự kịp thời, chính xác và thể hiện tính trách nhiệm cao. Sự đùn đẩy, thiếu nhiệt tình trong cơng việc của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cịn chưa được cải thiện.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM