VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
2.1.6.2. Hành vi vi phạm thời hạn thanh tốn các khoản có liên quan
đến quyền lợi của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
"Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý mà một hoặc cả hai bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động" [46]. Việc chấm dứt này xảy ra do những lý do chủ quan hoặc khách quan, do ý chí đơn phương của một trong các bên trong hợp đồng hoặc do ý chí của cả hai bên. Điều chỉnh vấn đề này, pháp luật lao động có những quy định khá cụ thể không chỉ ở điều kiện chấm dứt, hậu quả pháp lý mà còn cả việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Điều 43 Bộ luật Lao động quy định "Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh tốn đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng khơng được q 30 ngày". Như vậy, pháp luật lao động đã đưa ra thời hạn 07 ngày để các bên thanh tốn quyền và lợi ích sau khi hợp đồng lao động chấm dứt. Đối với các trường hợp đặc biệt "trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc trong nhiều doanh nghiệp được quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định này; doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc một trong hai bên gặp thiên tai, hỏa hoạn mà phải thanh toán các khoản trợ cấp thôi việc, bồi thường và khoản nợ khác" [13] thì việc thanh tốn khơng được kéo dài q 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng lao động không tuân thủ quy định về thời hạn thanh toán theo quy định của pháp luật gây chậm trễ, kéo dài thời hạn thanh tốn các khoản có liên quan cho người lao động như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc,… thì có phải chịu trách nhiệm pháp lý khơng? Bởi trong thực tế, việc thanh toán chậm trễ các khoản trên gây nhiều ảnh hưởng về thời gian, tiền bạc cũng như quá trình tìm kiếm công việc mới của người lao động. Người sử dụng lao động do không hiểu được quy định của pháp luật về vấn đề này hoặc cố tình trì hỗn việc thanh tốn vì những mục đích kinh tế của riêng họ. Hiện nay, pháp luật lao động không đề cập đến vấn đề này và chưa có chế tài nào cho hành vi này. Thiết nghĩ, để đảm bảo việc
thực hiện nghĩa vụ thanh tốn cho người lao động thì hành vi này nên có chế tài hợp lý và được quy định trong Nghị định số 113/2004/NĐ-CP.