Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về sáp nhập,hợp nhất

Một phần của tài liệu Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng qua thực tiễn thi hành ở một số ngân hàng thương mại tại TP hồ chí minh (Trang 54 - 62)

7. Bố cục của khóa luận

2.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam và giải pháp nâng cao

2.2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về sáp nhập,hợp nhất

hợp nhất tổ chức tín dụng

Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật nhằm tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự tác động đó chỉ thực sự có hiệu quả khi tất cả các nguyên tắc, quy định của pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật, sẽ không tránh khỏi những yếu tố làm tác động đến hiệu quả thực hiện pháp luật. Do đó, để đảm bảo các quy định của pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng nói riêng được áp dụng hiệu quả thì cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. Vì vậy, tác giả xin được phép đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng như sau:

- Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sáp nhập, hợp nhất

tổ chức tín dụng.

Đây là vấn đề cần phải được quan tâm lưu ý, vì các chủ thể tham gia sáp nhập, hợp nhất là các tổ chức tín dụng vẫn chưa có những nhận định đúng đắn. Mặc dù, các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng hoạt động yếu kém, không hiệu quả nhưng các nhà quản lý vẫn lo sợ bị các tổ chức tín dụng khác thâu tóm, mất đi quyền quản lý và ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Những tổ chức tín dụng này tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn nhưng không tìm đến cơ chế sáp nhập, hợp nhất. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Quá trình sáp nhập, hợp nhất diễn ra mất nhiều thời gian nếu các chủ thể liên quan phản đối. Chính vì vậy, việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng là điều cần thiết. Việc làm này không những giúp các chủ thể có liên quan có nhìn nhận đúng đắn và toàn diện hơn về hoạt động này mà còn giúp những người có quyền và lợi ích liên quan không bị hoang mang khi các tổ chức tín dụng tiến hành hoạt động sáp nhập, hợp nhất.

-Thứ hai, nâng cấp và mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng.

Đây là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm đảm bảo cho các thương vụ sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi nhất. Cần mở rộng phạm vi hoạt động và tiến tới hoạt động chuyên nghiệp đối với các tổ chức định giá, cơ quan pháp lý, tổ chức tư vấn, công ty kiểm toán, kế toán,… để có thể trợ giúp cho quá trình các tổ chức tín dụng tiến hành sáp nhập, hợp nhất với nhau. Không những thế, cần phải nâng cao năng lực và kiến thức của đội ngũ nhân viên trong những tổ chức này để đáp ứng tốt những yêu cầu phục vụ cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng đạt được hiệu quả cao nhất.

Kết luận chương 2

Hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng được quy định khá rõ ràng và đầy đủ trong hệ thống pháp luật. Sự điều chỉnh này cũng đã mang lại nhiều sự phát triển của pháp luật về hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Do đó, việc quy định về hoạt động này không chỉ nhằm mục đích tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng mà còn phải quy định sao cho phù hợp với sự tác động của hoạt động này đối với nền kinh tế và đối với sự phát triển của xã hội. Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng cho đến nay mặc dù mang lại nhiều hiệu ứng tích cực, tuy nhiên trong quá trình thi hành trên thực tiễn vẫn còn không ít hạn chế. Những hạn chế này cần phải được nhanh chóng khắc phục.

Trong chương 2 của khóa luận, tác đã tập trung phân tích những thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng như: các quy định về điều kiện của hoạt động sáp nhập, hợp nhất; về trình tự thủ tục hoạt động sáp nhập, hợp nhất và trách nhiệm của các chủ thể tham gia sáp nhập, hợp nhất. Qua đó tác giả đưa ra những đánh giá về những quy định về hai hoạt động trên. Cùng với đó, tác giả cũng nêu ra thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng ở một số NHTM và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập, tạo ra những biến động và thách thức đối với các tổ chức tín dụng. Do vậy, việc đảm bảo an toàn cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề cấp thiết của Việt Nam. Để đáp ứng được những thay đổi của thế giới, sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội Việt Nam, việc quy định về hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải có những điều chỉnh phù hợp.

Từ việc xây dựng khung pháp lý cơ bản làm nền tảng cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng đã tạo được cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam một hành lang pháp lý tương đối an toàn cho quá trình sáp nhập, hợp nhất. Tuy nhiên, đứng trước những phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của kinh tế xã hội Việt Nam cũng như của thế giới, quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng còn bộc lộ một số khuyết điểm cần sớm khắc phục. Vì vậy, đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần sớm hoàn thiện và cụ thể hóa những chính sách về phát triển kinh tế, chính sách tín dụng cũng như những quy định của pháp luật về hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng trong các văn bản pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách kinh tế, chính sách tín dụng là tiền đề cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn chỉnh, thống nhất, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp tục hoạt động và phát triển một cách an toàn và có hiệu quả, đáp ứng tốt những yêu cầu của nền kinh tế hội nhập và phát triển.

Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã khái quát một số vấn đề lý luận về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng và pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, khóa luận còn chỉ ra những điểm còn bất cập của pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và một số giải pháp nâng cao hệu quả thực hiện pháp luật. Theo quan điểm cá nhân, tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu nhiều khía

cạnh trong lĩnh vực pháp lý cũng như cơ chế, chính sách của Nhà nước về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng là một vấn đề chuyên sâu. Do vậy, đề tài đòi hỏi nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu những nội dung cơ bản của hoạt động này. Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, tác giả chỉ trình bày được những vấn đề mang tính khái quát mà chưa phân tích sâu những nội dung đã đưa ra. Chính vì thế, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bên cạnh đó, tác giả cũng hi vọng rằng những ý kiến nêu trong khóa luận sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.

2. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010.

3. Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 12 tháng 06 năm 2018.

4. Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020.

5. Thông tư số 36/2015/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015.

6. Quyết định số 254/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hàng ngày 01 tháng 03 năm 2012.

[2] Danh mục các bài viết, giáo trình, công trình nghiên cứu

7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân.

8. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam.

9. Nguyễn Văn Bình (2012), “Sáp nhập mới là bước đi đầu tiên để tái cơ cấu”. Thông tấn xã Việt Nam, http://www.vietnamplus.vn/home.

10.Nguyễn Thị Dung (2013). “Pháp luật về sáp nhập ngân hàng TMCP ở Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ luật học. Đại học Quốc gia Hà Nội.

11.Thùy Dung (2013), “Nhận diện xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

năm 2013”. Thị trường tài chính điện tử, http://www.thitruongtaichinh.vn.

12.Nguyễn Thị Minh Huyền (2009), “Tìm hiểu về khái niệm sáp nhâp doanh nghiệp”. Tạp chí kinh tế và dự báo số 6 (466).

13.Nguyễn Thị Loan (2011). “Hoạt động mua bán, sáp nhập các NHTM Việt Nam

thực trạng và giải pháp”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

14.Phạm Minh Sơn (2012), “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại

ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí ngân hàng số 14.

15.Phạm Minh Sơn (2016). “Pháp luật về mua lại, sáp nhập pháp nhân là NHTM ở

Việt Nam hiện nay”. Luận án tiến sĩ. Học viện hàn lâm khoa học Việt Nam.

16.Nguyễn Minh Tuyết (2012). “Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ luật học. Đại học Luật Hà Nội.

17.Phạm Thị Tuyết Vân (2008), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các

ngân hàng Việt Nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại”. Luận văn thạc sĩ

kinh tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

18.Phan Diện Vỹ (2013). “Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng TMCP ở Việt

PHỤ LỤC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---

TỜ TRÌNH

ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN/CHẤP THUẬN NGUYÊN TẮC SÁP NHẬP/HỢP NHẤT/MUA LẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

A. Nội dung sáp nhập/hợp nhất/mua lại tổ chức tín dụng

Sáp nhập £ Hợp nhất £ Mua lại tổ chức tín dụng £

B. Các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập/hợp nhất/mua lại

1. Tên tổ chức tín dụng: 2. Địa chỉ trụ sở chính:

3. Vốn chủ sở hữu: (tính đến thời điểm trình chấp thuận/chấp thuận nguyên tắc sáp nhập/hợp nhất/mua lại)

4. Năm thành lập: 5. Đại diện pháp nhân:

6. Sở giao dịch: (đối với tổ chức tín dụng cổ phần đang niêm yết)

7. Vai trò của tổ chức tín dụng trong việc sáp nhập/hợp nhất: (Nhận sáp nhập/Bị sáp nhập/Hợp nhất/Mua lại/Bán lại)

C. Tổ chức tín dụng hình thành từ việc sáp nhập/hợp nhất/mua lại 1. Tên: 2. Địa chỉ trụ sở chính: 3. Vốn chủ sở hữu: 4. Hình thức sở hữu: D. Lý do sáp nhập/hợp nhất/mua lại tổ chức tín dụng

E. Phương thức mua lại tổ chức tín dụng (đối với trường hợp mua lại tổ chức tín dụng)

F. Vướng mắc và kiến nghị

G. Hồ sơ kèm theo

1. ………. 2. ……….

H. Nội dung thay đổi so với nội dung đã được chấp thuận nguyên tắc STT Nội dung Trước thay đổi Sau thay đổi

1.

2.

I. Đầu mối liên hệ (tối thiểu 02 đầu mối liên hệ) 1. Tên:

2. Địa chỉ:

3. Đơn vị hiện đang công tác: (nêu rõ chức danh hiện thời) 4. Số điện thoại liên hệ:

5. Email:

Kính trình Thống đốc xem xét và chấp thuận/chấp thuận nguyên tắc đề nghị sáp nhập/hợp nhất/mua lại với nội dung nêu trên.

……., ngày … tháng … năm ……..

Chủ tịch Hội đồng quản trị

(Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, tổ chức tín dụng đại diện tổ chức tín dụng mua lại ký tên và đóng dấu)

Một phần của tài liệu Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng qua thực tiễn thi hành ở một số ngân hàng thương mại tại TP hồ chí minh (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)