7. Bố cục của khóa luận
1.2.4. Nguyên tắc sáp nhập,hợp nhất tổ chức tín dụng
Nguyên tắc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng là các nguyên tắc do pháp luật quy định và các tổ chức tín dụng phải tuyệt đối tuân thủ trong quá trình tham gia sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Các nguyên tắc pháp lý về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 9 Thông tư 36/2015/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc thỏa thuận: Các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất được quyền thỏa thuận về việc giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ đối với các bên có liên quan sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Về nguyên tắc, hai bên chủ thể có quyền bình đẳng, không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Từ đàm phán, tham gia xây dựng đề án, hợp đồng, điều lệ sáp nhập, hợp nhất, các tổ chức tín dụng đều phải thỏa thuận, bàn bạc để cùng đi đến thống nhất ý kiến sao cho quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan đều được đảm bảo, không trái với các quy định của pháp luật đã đề ra.
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình sáp nhập, hợp nhất: tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt là quyền lợi của người gửi tiền tại từng tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất. Vì vậy, trong quá trình đàm phán cũng như đề xuất những thỏa thuận trong hợp đồng sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng, không bên nào được đề xuất những điều khoản có lợi cho mình nhưng
đi ngược lại lợi ích của khách hàng. Không được có những hành động như giấu giếm, đưa thông tin sai sự thật, hoặc cản trở khách hàng rút tiền,… Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà các tổ chức tín dụng khi tham gia vào hoạt động sáp nhập, hợp nhất buộc phải tuân thủ.
Thứ ba, nguyên tắc bảo mật thông tin: Các thành viên Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các tổ chức, cá nhân có liên quan của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất phải có trách nhiệm bảo mật thông tin. Nguyên tắc này đòi hỏi khi quá trình sáp nhập, hợp nhất còn đang trong giai đoạn đàm phán thì các tổ chức, cá nhân liên quan không được để lộ thông tin mà phải bảo mật thông tin thật nghiêm ngặt. Vi phạm nguyên tắc này có thể dẫn đến sự hoang mang của khách hàng. Ví dụ: sẽ làm cho người gửi tiền lo lắng sáp nhập, hợp nhất sẽ không đảm bảo quyền lợi của mình nên đến các tổ chức tín dụng rút tiền hàng loạt. Điều này gây bất ổn định cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của cả hệ thống tổ chức tín dụng. Khi đề án sáp nhập, hợp nhất được cơ quan có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua thì lúc này các tổ chức tín dụng mới có quyền công bố thông tin, còn lại, bất cứ hành vi nào làm rò rỉ thông tin đều là bất hợp pháp.
Thứ tư, nguyên tắc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất. Mọi hành vi tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm. Thông tin chuyển nhượng, mua bán tài sản này phải được cung cấp cho các chủ sở hữu là bắt buộc để họ có thể nắm được tiến trình các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất và có những góp ý, kiến nghị trong phạm vi quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bên cạnh đó, thông tin chuyển nhượng, mua bán tài sản này còn phải cung cấp cho các tổ chức khác có thẩm quyền như: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà