Các nội dung cơ bản của pháp luật về sáp nhập,hợp nhất tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng qua thực tiễn thi hành ở một số ngân hàng thương mại tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 29)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.3. Các nội dung cơ bản của pháp luật về sáp nhập,hợp nhất tổ chức tín dụng

cơ thất nghiệp cho người lao động khi làm việc tại những tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém có nguy cơ đổ vỡ. Bởi nếu không thực hiện sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng do hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến giảm biên chế hoặc có thể giải thể, phá sản. Khi đó, người lao động sẽ bị mất việc làm, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Ngoài ra, hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng, các dịch vụ được nâng cấp về chất lượng, mở rộng thị trường, cạnh tranh về các chính sách ưu đãi, giúp người dân có nhiều sự lựa chọn hơn.

1.2.3. Các nội dung cơ bản của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng dụng

- Thứ nhất, quy định về chủ thể: theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 36/2015/TT- NHNN quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng thì chủ thể của hoạt động sáp nhập, hợp nhất là các tổ chức tín dụng, bao gồm Ngân hàng thương mại và công ty tài chính.

- Thứ hai, quy định về trình tự, thủ tục: Việc đầu tiên các bên tham gia sáp nhập, hợp nhất cần làm là phải có đề án sáp nhập, hợp nhất phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất thông qua và được người đại diện hợp pháp của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất cùng ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm. Đề án sáp nhập, hợp nhất tối thiểu phải có những nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 36/2015/TT-NHNN. Sau đó trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất sẽ được thực hiện qua các bước khác nhau.

+ Trình tự, thủ tục chấp thuận sáp nhập: các bên tham gia hoạt động sáp nhập cần gửi hồ sơ chấp thuận nguyên tắc sáp nhập trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian pháp luật quy định kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập thực hiện công bố thông tin theo quy định. Sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, tổ chức tín dụng nhận sáp nhập gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập. Tiếp theo, sau khi văn bản chấp thuận sáp nhập

có hiệu lực, tổ chức tín dụng nhận sáp nhập thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Cuối cùng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị sáp nhập hết hiệu lực, tổ chức tín dụng bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn trả Ngân hàng Nhà nước Giấy phép thành lập và hoạt động đã hết hiệu lực.

+ Trình tự, thủ tục chấp thuận hợp nhất:Việc đầu tiên các tổ chức tín dụng cần làm là tổ chức tín dụng đại diện lập hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc hợp nhất theo quy định của pháp luật và gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc hợp nhất, tổ chức tín dụng bị hợp nhất thực hiện công bố thông tin theo quy định. Trong thời gian quy định, tổ chức tín dụng đại diện phải gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày văn bản chấp thuận hợp nhất có hiệu lực, tổ chức tín dụng đại diện thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tổ chức tín dụng hợp nhất phải công bố thông tin, tổ chức khai trương hoạt động theo quy định của pháp luật và có văn bản báo cáo việc hoàn tất hợp nhất gửi Ngân hàng Nhà nước. Cuối cùng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị hợp nhất hết hiệu lực, tổ chức tín dụng bị hợp nhất có trách nhiệm hoàn trả Ngân hàng Nhà nước Giấy phép thành lập và hoạt động đã hết hiệu lực.

- Thứ ba, quy định về hợp đồng

+ Đối với hoạt động sáp nhập: Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của tổ chức tín dụng bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của tổ chức tín dụng nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.

+ Đối với hoạt động hợp nhất: Hợp đồng hợp nhất phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở

chính của tổ chức tín dụng hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của tổ chức tín dụng bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của tổ chức tín dụng hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất.

- Thứ tư, quy định về hậu quả pháp lý: Sau khi các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất, chỉ duy nhất tổ chức tín dụng nhận sáp nhập hoặc tổ chức tín dụng hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các tổ chức tín dụng bị sáp nhập hoặc các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng qua thực tiễn thi hành ở một số ngân hàng thương mại tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)