7. Bố cục của khóa luận
2.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam và giải pháp nâng cao
2.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sáp nhập,hợp nhất tổ
phải được xây dựng sao cho vừa mang tính áp dụng thực tiễn, vừa phải có tính linh hoạt. Để thực hiện điều này, cần phải xây dựng chính sách phù hợp với chiến lược tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng ở nước ta hiện nay cũng như trong tương lai. Xây dựng hệ thống luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng cần dựa trên cơ sở phù hợp với quyền lợi chung và sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia.
Thứ ba, nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập. Do đó, chúng ta cần hướng tới mục tiêu một hệ thống luật mang tính áp dụng cao. Bên cạnh đó phải đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, với thông lệ, tập quán quốc tế. Học tập có chọn lọc những bài học kinh nghiệm của nước ngoài từ đó áp dụng cho phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
2.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng hợp nhất tổ chức tín dụng
Qua phân tích và đánh giá những điểm còn bất cập trong các quy định của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng, tác giả muốn đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng như sau:
- Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng.
Như đã phân tích ở trên, quy trình thủ tục mà pháp luật đưa ra phải thông qua rất nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đặc thù của chủ thể tham gia sáp nhập, hợp nhất là tổ chức tín dụng nên đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải thành lập một cơ quan chuyên xử lý hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Điều này là rất cần thiết bởi vì việc thành lập cơ quan này góp phần làm cho quá trình tiến hành hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng được rút gọn, đảm bảo tính hiệu quả cũng như thời gian thực hiện. Cùng với đó, pháp luật cần bổ sung những quy định về khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp, cũng như tăng mức xử lý vi phạm trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Việc bổ sung những quy định này giúp hoàn thiện hơn khung pháp lý điều chỉnh hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng.
- Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng.
+ Thứ nhất, vấn đề cần thiết là việc điều chỉnh và bổ sung các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của các chủ thể tham gia sáp nhập, hợp nhất với khách hàng. Theo đó, cần phải ghi nhận trong các văn bản pháp luật hướng dẫn sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng về thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay trước khi hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng được xác lập. Vấn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Khung pháp lý hướng dẫn xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay chưa được hoàn thiện khiến cho các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất bị thụ động và gặp khó khăn vì thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng. Khi xây dựng văn bản hướng dẫn cần phải dựa trên cơ sở các tổ chức tín dụng bị sáp nhập, hợp nhất đang thực hiện giao dịch với khách hàng trong quan hệ gửi tiền và vay tiền để có những điều chỉnh phù hợp. Bởi lẻ, dù chủ thể nhận sáp nhập, hợp nhất cam kết kế thừa tất cả các quyền và nghĩa vụ của chủ thể bị sáp nhập, hợp nhất nhưng mỗi tổ chức tín dụng có một chính sách, kế hoạch kinh doanh khác nhau, và trong mỗi mối quan hệ cụ thể cần xác định rõ chủ thể tham gia quan hệ và quyền cũng như nghĩa vụ của từng bên (như lãi suất tiền gửi khi kết thúc kỳ
hạn gửi tiền, lãi suất không kỳ hạn hoặc lãi suất cho vay bắt buộc, lãi suất cho vay quá hạn được xử lý như thế nào khi tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, tổ chức tín dụng hợp nhất tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ từ tổ chức tín dụng bị sáp nhập, hợp nhất theo các hợp đồng đã xác lập trước đó với người gửi tiền, người vay,…). Hợp đồng được coi là luật do các bên tham gia xác lập và có hiệu lực thi hành đối với các bên, nên khi một bên tham gia không còn tồn tại nữa và phải chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên khác thì bên kế thừa phải ký lại hợp đồng hoặc ký kết một văn bản có tính chất tương tự như hợp đồng cam kết tuân thủ các hợp đồng đã xác lập với người người gửi tiền, người vay với tư cách là một bên thay thế cho tổ chức tín dụng bị sáp nhâp, hợp nhất. Do đó, pháp luật cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết, rõ ràng thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay trước khi hoạt động sáp nhập, hợp nhất được xác lập để bảo vệ quyền lợi của khách hàng của các tổ chức tín bị sáp nhập, hợp nhất.
+ Thứ hai, pháp luật cần phải điều chỉnh các quy định liên quan đến trách nhiệm đối ứng giữa các chủ thể tham gia sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Thực tế, hiện nay pháp luật chỉ mới quy định chung là các bên tham gia sáp nhập, hợp nhất phải có trách nhiệm phối hợp với nhau xây dựng đề án sáp nhập, hợp nhất và hoàn thành các quy trình, thủ tục và hồ sơ liên quan mà chưa có những quy định cụ thể trách nhiệm của bên bị sáp nhập, hợp nhất về việc cung cấp đầy đủ các thông tin, tình trạng pháp lý và hoạt động một cách chính xác và trung thực để bên nhận sáp nhập, hợp nhất xem xét và tiến tới thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Cụ thể, các tổ chức tín dụng bị sáp nhập, hợp nhất có nghĩa vụ tạo điều kiện cho bên nhận sáp nhập, hợp nhất khảo sát, tiếp cận tài liệu, nghiên cứu hồ sơ, báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đất đai, các hợp đồng liên quan đến tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, pháp luật cần bổ sung thêm quy định về nghĩa vụ giữ bí mật tuyệt đối với những thông tin có được trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu tổ chức tín dụng của bên chủ thể nhận sáp nhập, hợp nhất.