Lịch sử quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập,hợp nhất tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng qua thực tiễn thi hành ở một số ngân hàng thương mại tại TP hồ chí minh (Trang 31 - 34)

7. Bố cục của khóa luận

1.3. Lịch sử quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập,hợp nhất tổ chức tín dụng

cơ quan liên quan để các cơ quan này có thể nắm được tình hình đang diễn ra đối với các tổ chức tín dụng đang sáp nhập, hợp nhất và có những can thiệp kịp thời khi cần thiết.

1.3. Lịch sử quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng dụng

Lịch sử quy định của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng ở Việt Nam có thể tóm lược trong ba giai đoạn:

Thứ nhất, giai đoạn từ trước năm 2005

Đây là giai đoạn sơ khai của sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng tại Việt Nam khi khung pháp lý cho hoạt động này chưa được quy định. Trong giai đoạn này xuất hiện xu hướng các ngân hàng TMCP đô thị thâu tóm, sáp nhập hoặc hợp nhất với các ngân hàng TMCP nông thôn. Hầu hết các ngân hàng này đều lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, phần lớn bị giải thể hoặc bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bùng phát năm 1997. Các thương vụ sáp nhập, hợp nhất này hầu hết do sự giàn xếp của cơ quan quản lý Nhà nước mà không xuất phát từ yếu tố thị trường.

Thứ hai, giai đoạn từ năm 2005 đến hết năm 2013

Đây có thể được coi là giai đoạn hình thành hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Năm 2005, sáp nhập, hợp nhất ở Việt Nam đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005, trong đó có các quy định về sáp nhập, hợp nhất và chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua. Liên tiếp sau đó, các văn bản luật khác như Luật Đầu tư 2005, Luật Chứng khoán 2006 cũng đã ra đời góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập diễn ra mạnh mẽ hơn. Cụ thể, tại Điều 152, 153 Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa ra những khái niệm chi tiết về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Đây là tiền đề để tiến hành các hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2005 còn quy định cụ thể về cách thức sáp

nhập, hợp nhất; các thủ tục cần thiết để tiến hành hoạt động sáp nhập, hợp nhất; các trường hợp có thể sáp nhập, hợp nhất và các trường hợp bị cấm; hậu quả pháp lý của các tổ chức tín dụng sau khi tiến hành hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Trong những năm qua, hoạt động sáp nhập, hợp nhất đã diễn ra mạnh mẽ, trong đó nổi bật nhất là xu hướng các ngân hàng nước ngoài vào tìm mua cổ phần của ngân hàng trong nước nhằm tăng thị phần, mở rộng mạng lưới và tìm kiếm lợi nhuận cao ở thị trường tiềm năng và mới nổi như Việt Nam.

Thứ ba, giai đoạn từ năm 2014 đến nay

Theo Đề án 254 về Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015, Chính phủ chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại theo nguyên tắc tự nguyện, từ đó tăng quy mô và khả năng cạnh tranh. Như vậy, định hướng khung pháp lý đã mở ra cho một khuynh hướng phát triển tích cực. Đây có thể được đánh giá là xu hướng phát triển tất yếu trong thời gian tới nhằm tạo ra những ngân hàng lớn hơn với mục tiêu tăng vốn, mở rộng thị trường, tăng năng lực cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Đặc biệt trong giai đoạn này, khung pháp lý cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng tiếp tục được cải thiện nhờ việc sửa đổi một số luật như Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2005. Trên cơ sở kế thừa những quan điểm đúng đắn của Luật Doanh nghiệp 2005 về hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp thì Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những điểm sửa đổi và bổ sung để phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn này. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014 có bổ sung thêm một số quy định về hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty sáp nhập, hợp nhất thực hiện theo các quy định của pháp luật. Sau đó là quy định đến hậu quả pháp lý của các doanh nghiệp tham gia hoạt động sáp nhập, hợp nhất; trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh. Những điểm tiến bộ này nhằm thúc đẩy hoạt động này diễn ra sôi nổi hơn. Cùng với đó, ra sự ra đời của Thông tư 36/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng đã hướng dẫn chi tiết hoạt động sáp nhập,

hợp nhất tổ chức tín dụng. Giúp cho quá trình tiến hành hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng được diễn ra thuận lợi hơn trước.

Kết luận chương 1

Trong quá trình hội nhập quốc tế, các tổ chức tín dụng Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Để hoạt động thương mại có hiệu quả, các tổ chức tín dụng phải không ngừng tạo ra giá trị kinh tế cho chính bản thân chủ thể này cũng như cho toàn xã hội. Ngày nay, hệ thống các tổ chức tín dụng đang được tổ chức và cơ cấu dưới nhiều hình thức. Dưới tác động của thị trường kèm theo khả năng hoạt động thương mại của các tổ chức tín dụng, việc sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng này đang là một biện pháp hữu ích trong hoạt động tái cơ cấu và tổ chức hệ thống tổ chức tín dụng cho mỗi quốc gia. Lợi ích mà nó đem lại không chỉ dừng ở việc hoàn thiện cơ cấu hệ thống tổ chức mà nó còn đem lại cho chính các tổ chức tín dụng trong quan hệ sáp nhập, hợp nhất trong việc hạn chế những yếu kém của pháp nhân cũ cũng như kết hợp được những điểm mạnh của từng pháp nhân trong quan hệ tái cơ cấu này.

Trong chương 1 của khóa luận, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Tác giả đã nghiên cứu tổng quan về hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng bao gồm các khái niệm liên quan, đặc điểm và các hình thức của hoạt động này. Chỉ ra những mục đích và vai trò của hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Các nội dung cơ bản của pháp luật về hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng và các nguyên tắc sáp nhập, hợp nhất. Để có cái nhìn bao quát hơn về hai hoạt động này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP, HỢP NHẤT TỔ CHỨC TÍN DỤNG QUA THỰC TIỄN THI HÀNH Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng qua thực tiễn thi hành ở một số ngân hàng thương mại tại TP hồ chí minh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)