Phương hướng chính sách giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 102)

6. Kết cầu của đề tài

3.1.3. Phương hướng chính sách giải quyết việc làm

3.1.3.1. Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An

Để Nghệ An phát triển bền vững, hài hòa các vùng, các miền; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh thu hút và giải quyết việc làm cho lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì cần phải cải thiện điều kiện làm việc; hỗ trợ tài chính, tín dụng, đào tạo và thông tin thị trường lao động; đặc biệt chú trọng và thực sự huy động được mọi nguồn lực con người và điều kiện xã hội, tự nhiên của tỉnh; phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt trên cơ sở nhiệm vụ đã được xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ tỉnh thứ XIX, Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị.

3.1.3.2. Chính sách phải đảm bảo vừa phát huy được thế mạnh của thanh niên nông thôn và giải quyết tốt cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

Lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An có cơ cấu phân theo nhóm tuổi trẻ, thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động. Lực lượng lao động trẻ có thể dễ dàng đón nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Từ đó cho thấy, lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên của Nghệ An bước đầu đã có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là sự giảm tỷ trọng của lao động nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Nghệ An cần chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và nhân dân; quán triệt sâu, rộng các văn bản pháp luật về quyền của lao động thanh niên; làm tốt công tác tham mưu cơ chế chính sách về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tuyên truyền miệng, qua loa phát thanh địa phương; các diễn đàn, cuộc thi; lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong chính sách, chương trình, chiến lược, kế hoạch công tác hàng năm của các Sở, Ban, Ngành đoàn thể từ cấp tỉnh đến địa phương.

Trong những năm qua, trình độ học vấn của lực lượng lao động đã được nâng lên rõ rệt. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi, thể hiện nguồn lao động sớm tiếp thu và thích nghi tốt với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, yêu cầu tiêu chuẩn làm việc mới khi trình độ phát triển cao hơn.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và những năm tiếp theo

3.2.1. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

3.2.1.1. Tăng cường khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn

Nâng cao chất lượng nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Khu vực nông thôn hiện đang thiếu hụt thanh niên lao động có trình độ, kiến thức kỹ năng. Vì vậy, cần đào tạo nguồn nhân lực về năng lực tiếp nhận, xử lý những kỹ năng và phong cách làm việc theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn kể cả về nhận thức, kỹ thuật, phương pháp và cách thức tổ chức tiếp cận chính sách việc làm. Giảm bớt khoảng cách tụt hậu về nhận thức, cơ sở vật chất và công nghệ của thanh niên nông thôn tỉnh Nghệ An với các địa phương khác trong phạm vi cả nước.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung chỉ đạo và tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn ở tỉnh Nghệ An. Các cơ quan thông tin, báo chí của các địa phương ở tỉnh Nghệ An cần tăng thêm thời lượng tuyên truyền, giới thiệu các điển hình tiên tiến, phương pháp hay, sáng kiến, sáng tạo trong thực hiện chính sách việc làm cơ sở, kịp thời phê phán những nơi triển khai thụ động, kém hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm giáo dục ý thức với lao động nông thôn, giáo dục tinh thần phấn đấu vươn lên của mỗi thanh niên, tinh thần tự tạo việc làm nâng cao thu nhập, tăng tích lũy để đảm bảo việc làm, thu nhập và an sinh xã hội cho bản thân và gia đình ở nông thôn tỉnh Nghệ An. Nhà nước cũng nên hoàn thiện hệ thống kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến của thanh niên nông thôn về các vấn đề liên quan đến luật pháp, chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện. Những hoạt động này, một mặt khẳng định được Nhà nước trong việc tăng cường trách nhiệm trong xây dựng hệ thống chính sách việc làm đối với lao động nông thôn, hỗ trợ thanh niên nông thôn chủ động tham gia vào thị trường lao động, việc làm, nhưng đồng thời tạo ra một môi trường xã hội để thanh niên nông thôn đấu tranh chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ Nhà nước.

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho thanh niênnông thôn

- Tập trung xây dựng hệ thống dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động:

Trong những năm qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực. Xã hội và bản thân lao động, các chủ doanh nghiệp đã coi đào tạo nghề là nguồn động lực để thay đổi và phát triển KT-XH; là cơ hội để lao động có việc làm và việc làm ổn định, có thu nhập cao, các doanh nghiệp có điều kiện để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Nhưng thực tế cũng cho thấy công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tỉnh Nghệ An còn có nhiều hạn chế, thể hiện ở nhiều mặt như:

Về nhận thức của thanh niên nông thôn chưa đồng đều, cần phải tổ chức đào tạo nghề, hệ thống dạy nghề chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác dạy nghề chưa được đầu tư đúng mức, nguồn kinh phí đầu tư của xã hội còn thấp so với nhu cầu và điều kiện của thanh niên nông thôn; đội ngũ cán bộ làm công tác dạy nghề vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn, chưa có chính sách khuyến khích các chuyên gia, kỹ thuật, công nhân bậc cao tham gia đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, công tác tuyên truyền, thông tin chưa tốt…

Trong những năm tới, với nhu cầu của thị trường lao động đòi hỏi chất lượng, việc xác định đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tỉnh Nghệ An phải là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động của thanh niên nông thôn theo hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và tham gia sâu rộng vào thị trường xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An. Để khắc phục được những hạn chế tỉnh Nghệ An phải tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng chiến lược truyền thông, nâng cao nhận thức cho thanh niên nông thôn và xã hội về học nghề, lập nghiệp.

- Tích cực, chủ động trong công tác hướng nghiệp và việc làm cho thanh niên, định hướng cho thanh niên tự đánh giá khả năng, tự lựa chọn và quyết định nghề nghiệp của mình:

Tăng cường tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và việc làm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình do các đoàn thể quản lý. Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp cho lao động nông thôn dưới các hình thức như: Hỏi đáp, trả lời thư bạn đọc, xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về nghề và căn cứ lựa chọn nghề. Xây dựng chương trình thế giới nghề nghiệp phát hình ảnh hàng ngày trên truyền hình. Mở các chuyên mục học nghề - lập nghiệp trên các báo viết. Đưa nội dung hướng nghiệp lên các website, các báo điện tử, trang thông tin của các trung tâm giới thiệu việc làm.

Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp trong các trường phổ thông, kết hợp hoạt động hướng nghiệp với đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo; nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, Hội phụ huynh học sinh trong định hướng, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông. Tổ chức các buổi diễn thuyết, nói chuyện chuyên đề của những người thành đạt, doanh nhân với thanh niên, học sinh về nghề nghiệp và việc làm. Xây dựng các chuyên mục phổ biến kiến thức, giới thiệu chuyên sâu về các nghành nghề trong xã hội, thông tin: “Người tìm việc, việc tìm người”, “tư vấn mùa thi”…

Chú trọng các nội dung về nghề nghiệp và việc làm trong các sinh hoạt tập thể của các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, hội nông dân, mặt trận tổ quốc.... Tăng cường tổ chức các hoạt động như diễn đàn “thanh niên với nghề nghiệp”, “Giúp bạn chọn nghề "; các cuộc gặp gỡ, đối thoại, trao đổi giữa người lao động với người sử dụng lao động; phối hợp với Sở Lao động thương binh và xã hội, các tổ chức khác để tổ chức các hoạt động như: “ngày hội tư vấn nghề nghiệp”, “hội chợ việc làm”… để cung cấp cho người lao

động thông tin về tình hình phát triển KT-XH của đất nước, địa phương, thông tin về thị trường lao động.

Tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động về hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên nông thôn thông qua các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm.

Biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền về nghề nghiệp và việc làm. Biên tập và phát hành bản tin “Học nghề - lập nghiệp” hàng tháng đến các cơ sở Đoàn thể. Biên soạn cẩm nang tuyển sinh học nghề, cẩm nang việc làm cho lao động nông thôn. Xây dựng tủ sách hướng nghiệp trong các nhà trường, các cơ sở Đoàn thể.

Hai là, cổ vũ, động viên, khuyến khích thanh niên học nghề.

- Tổ chức điều tra, khảo sát và nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của người lao động về nghề nghiệp và việc làm, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người lao động học nghề, tìm kiếm việc làm.

- Đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ nghề nghiệp, đội nhóm sản xuất kinh doanh giỏi thông qua các hình thức như gặp gỡ, đối thoại, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, việc làm.

- Định kỳ tổ chức các cuộc thi tay nghề, chọn thợ giỏi; tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen thưởng người thợ trẻ giỏi, công nhân trẻ giỏi, chuyên gia trẻ giỏi và doanh nghiệp thu hút nhiều lao động kỹ thuật. Nghiên cứu ban hành giải thưởng “việc làm cho lao động nông thôn”, các quỹ giải thưởng cho các cuộc thi tay nghề quốc gia . Biểu dương các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động tiêu biểu trong công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Ba là, có chính sách tín dụng ưu đãi cho người lao động vay vốn để học nghề, lao động nông thôn thuộc diện gia đình nghèo, gia đình chính sách vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để họ có cơ hội được học nghề, tìm kiến và tạo mở việc làm.

Bốn là, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề.

Căn cứ vào nhu cầu lao động trên các lĩnh vực để đào tạo có kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm từng ngành, nghề để đáp ứng kịp thời cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương. Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để đổi mới phương pháp dạy nghề nhằm đảm bảo cho người học vừa tiếp thu được kiến thức cơ bản, vừa nắm chắc được kỹ nghệ thực hành. Cần phải huy động các chuyên gia, các nghệ nhân, những thợ giỏi (tay nghề bậc cao) tham gia xây dựng nội dung, chương trình, giảng dạy và đánh giá kết quả đào tạo. Việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phải bám sát nhu cầu xã hội, theo hướng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ tiên tiến ở khu vực và trên thế giới; ưu tiên các lĩnh vực công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Năm là, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Các địa phương cần tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ và chất lượng; đáp ứng được yêu cầu vừa tăng được quy mô, vừa nâng cao được chất lượng hiệu quả đào tạo. Cần xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên dạy nghề, nâng cao đời sống và vị thế xã hội của họ; nhằm khuyến khích đội ngũ giáo viên dạy nghề không ngừng phấn đấu vươn lên trong giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.2. Hoàn thiện chính sách xuất khẩu lao động trong độ tuổi thanh niên

Công tác xuất khẩu lao động được xác định là công tác mũi nhọn trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển KT-XH của tỉnh. Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu từng bước tăng quy mô xuất khẩu lao động, tỉnh Nghệ An cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

- Cần phải tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định Chính phủ và các văn bản hướng dẫn về xuất khẩu lao động đặc biệt trong thanh niên nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các tổ chức đoàn thể; thông báo công khai, cụ thể về thị trường lao động, số lượng, thời gian, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện lao động, pháp luật về lao động của nước có nhu cầu tuyển dụng lao động cũng như các chi phí đóng nộp, mức lương và quyền lợi được hưởng để người lao động tìm hiểu và có kế hoạch lựa chọn tham gia xuất khẩu lao động.

- Các ngành, các cấp trong tỉnh như: Sở Lao động thương binh và xã hội, Công an tỉnh, ngành y tế và các ngành liên quan cũng như các cấp chính quyền địa phương, các đoàn thể phải phối hợp hoạt động đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, một mặt khai thác các thị trường truyền thống như: Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu nhập cao và có nhu cầu lớn về lao động như đưa người lao động đi làm nghề nông ở Mỹ hay xuất khẩu lao động sang châu Âu, Trung Đông… các thị trường vốn ổn định và đưa lại thu nhập cao cho người lao động.

- Đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề, phát triển trung tâm có đủ điều kiện đào tạo nghề cho người lao động có chất lượng cao, thu nhập cao. Mặt khác, phải xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với nguồn lao động ở địa phương để nhanh chóng đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hóa cao, tay nghề vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phía sử dụng lao động.

- Cần lập quỹ xuất khẩu lao động để có nguồn hỗ trợ kinh phí đào tạo cho thanh niên nghèo, nhất là đối tượng thanh niên nông thôn thuộc diện

chính sách để họ có đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động. Đảm bảo cho 100%

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w