Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 89)

6. Kết cầu của đề tài

2.3. Đánh giá chung thực trạng chính sách giải quyết việc làm cho thanh

2.3.1. Những kết quả đạt được

Giai đoạn 2015 - 2019 đã giải quyết việc làm cho 160.100 thanh niên nông thôn đạt 100% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII đã đề ra; trong đó việc làm tại địa phương là 118.349 người, chiếm 73.92%, việc làm tại tỉnh ngoài là 29.451 người, chiếm 18.4%, xuất khẩu lao động là 12.300 người, chiếm 7.68%.

Qua các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng cường quản lý nhà nước, kích cầu lao động, chất lượng cung nhân lực nâng lên, thanh niên nông thôn được cải thiện cơ hội tìm kiếm việc làm góp phần làm thị trường lao động của tỉnh có bước chuyển biến tích cực. Cụ thể, kết quả thực hiện các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:

2.3.1.1. Về chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Công tác trợ giúp vốn, KH-CN, hỗ trợ đào tạo cho thanh niên nông thôn đã giúp và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm ở thị trường lao động trong và ngoài nước.

Các trung tâm dịch vụ việc làm, nhất là trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm ở nhiều huyện của tỉnh Nghệ An hoạt động có hiệu quả đã thực hiện tốt các chức năng hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm tham gia đào tạo và tổ chức liên kết đào tạo nghề giúp cho thanh niên nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm.

2.3.1.2. Chính sách xuất khẩu lao động

Hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện thông qua chương trình do Bộ Lao động - TB&XH triển khai và các đơn hàng do những doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động thực hiện. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - TB &XH chủ trì, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện.

Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã có những tác động nhất định đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Đó là tạo thêm được việc làm mới, tăng thu nhập và tích lũy vốn cho thanh niên nông thôn, từng bước làm chuyển biến nhận thức của người dân về việc tham gia xuất khẩu lao động. Số lượng các doanh nghiệp tham gia tuyển lao động ngày một tăng, các chương trình, đơn hàng xuất khẩu lao động ngày càng đa dạng cũng là tiền đề để hoạt động này được thực hiện thuận lợi hơn trong thời gian tới

2.3.1.3. Về chính sách phát triển thị trường lao động

Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự tham gia của các ngành, các hội đoàn thể nhận ủy thác vốn vay trong việc chủ động lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác tại địa phương (chương trình nông thôn mới,

giảm nghèo bền vững...). Từ đó, các mô hình kinh tế hiệu quả được hình thành, góp phần duy trì và tạo việc làm mới, tăng thời gian lao động của thanh niên nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chủ dự án. Mặt khác công tác quản lý nguồn vốn có hiệu quả, giải ngân nhanh, vốn tồn đọng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp và quay vòng vốn nhanh đã giúp tạo hiệu quả tốt cho kinh tế xã hội tại địa phương.

- Tư vấn giới thiệu việc làm, tổ chức các chợ phiên, sàn giao dịch việc làm

Trung tâm Dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm từng bước giúp thanh niên nông thôn thêm cơ hội tìm được việc làm, hỗ trợ các bên trên thị trường lao động nâng cao nhận thức, khả năng phối hợp trong quá trình kết nối cung cầu lao động trên địa bàn tỉnh.

- Về công tác thông tin thị trường lao động

Hằng năm, Sở Lao động - TB&XH là cơ quan chủ trì thực hiện, phối hợp với Phòng Lao động – TBXH các huyện, thành phố hướng dẫn các địa phương triển khai việc điều tra, thu thập thông tin cung - cầu lao động; đồng thời kiểm tra, giám sát công tác điều tra, cập nhật, lưu trữ và quản lý dữ liệu cơ sở dữ liệu thị trường lao động theo chỉ đạo của Cục Việc làm, Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Sở Lao động - TB&XH tỉnh phối hợp với UBND cấp huyện đã xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn cho các điều tra viên, tiến hành điều tra theo hình thức phỏng vấn đến tận hộ gia đình và các đơn vị, doanh nghiệp, đảm bảo việc rà soát, cập nhật theo hệ thống thông tin về cung lao động và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Quá trình tổ chức thực hiện luôn gắn liền với việc phối hợp giám sát, kiểm tra, định kỳ đánh giá nhằm phát hiện các sai sót để kịp thời điều chỉnh, báo cáo Bộ Lao động - TB&XH theo quy định.

cầu lao động cập nhật chung vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo chỉ đạo của Bộ Lao động thương binh và xã hội.

2.3.1.4. Chính sách phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phát triển và đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ đã tạo được nhiều việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các loại hình doanh nghiệp đều phát triển, khu vực doanh nghiệp tư nhân, kinh tế hộ; đăng ký kinh doanh cá thể có tốc độ phát triển nhanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Chính sự đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh đã tạo ra sức cạnh tranh trong thị trường lao động theo hướng tích cực trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực do tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Đã xuất hiện nhiều thanh niên nông thôn có xu hướng rời bỏ quê hương, ra thành phố lớn để tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao hơn, tạo ra dòng chuyển dịch lao động và dân cư từ nông thôn đến các khu vực trên ngày càng tăng.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Tỷ lệ thất nghiệp lao động nông thôn còn cao, chất lượng lao động thấp, cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm. Sự chuyển biến về nhận thức, nhất là nhận thức của một số bộ phận lao động ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa còn chậm và vẫn còn có tư tưởng thụ động, ỉ lại, trông chờ; ít có tính đột phá, sự phối hợp trong giải quyết việc làm cho lao động đặc biệt là đối tượng thanh niên nông thôn giữa các bộ ngành, các đoàn thể cấp tỉnh trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư, trong việc lồng ghép các chương trình dự án tạo

mở việc làm cho lao động chưa được tốt. Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở nhiều địa phương, nhất là ở cơ sở chưa tốt; chưa thực sự đồng hành cùng thanh niên. Thanh niên nông thôn vẫn còn mang nặng thói quen của nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Thanh niên nông thôn chưa nêu cao được ý thức trách nhiệm trong việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, tính chủ động trong việc tìm việc làm và tự tạo việc làm trên thị trường lao động. Công tác tuyên truyền giáo dục về việc làm cho thanh niên nông thôn chưa thực sự được coi trọng, do đó chưa huy động được hết mọi nguồn lực của xã hội để phát triển kinh tế tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

Cơ chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể chưa đồng bộ, nhịp nhàng; còn có tình trạng mạnh ai nấy làm, chạy theo lợi ích đơn thuần.

Về chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn:

Hệ thống các trường dạy nghề chưa được sắp xếp hợp lý theo hướng chuyên sâu, chưa được đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, chất lượng đào tạo còn thấp, chi phí đào tạo cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Cơ cấu thanh niên nông thôn mất cân đối nghiêm trọng, tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo chiếm đa số, trình độ thanh niên có chuyên môn kỹ thuật, nhất là trình độ đại học nông nghiệp làm việc ở nông thôn có tỷ lệ rất thấp, thậm chí nhiều đơn vị cấp xã không có kỹ sư nông nghiệp.

Chính sách phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một số dự án được Nhà nước đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng: Xây dựng các KCN triển khai còn chậm, đầu tư còn phân tán nhỏ lẻ chưa gắn với cơ cấu kinh tế vùng để khai thác thế mạnh, tiềm năng của từng địa phương.

Nhiều dự án kinh tế hoạt động không hiệu quả không thu hút được lực lượng lao động, nhất là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Công tác cho thanh niên nông thôn vay vốn từ quỹ quốc gia, từ nguồn của Trung ương để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn triển khai chưa sâu rộng, công tác tổ chức thực hiện chưa kiên quyết, thiếu những giải pháp để giúp thanh niên sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả; nhiều địa phương để tồn đọng vốn do không có dự án kinh tế khả thi hiệu quả giải quyết việc làm từ các dự án còn thấp.

Chính sách xuất khẩu lao động:

Hoạt động hỗ trợ đưa người lao động đặc biệt đối tượng thanh niên nông thôn đi làm việc ở nước ngoài đã được thúc đẩy song số lượng thanh niên nông thôn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu của người dân lao động.

Về chính sách phát triển thị trường lao động:

Thông tin về cung - cầu lao động được cung cấp kịp thời tới các nhà tuyển dụng, người lao động, cơ sở đào tạo, đặc biệt những nhà hoạch định chính sách để có định hướng điều tiết cung cầu lao động là nhu cầu tất yếu của quy luật phát triển thị trường lao động, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thực tế kết nối các bên trên thị trường lao động và tình trạng khó gặp nhau giữa cung - cầu nhân lực vẫn là một thách thức. Đặc biệt là việc thu hút cung lao động tham gia sàn giao dịch việc làm và công tác phối hợp giữa các bên (đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm, nhà tuyển dụng, các cơ sở đào tạo và các địa phương) trên thị trường lao động chưa thật nhịp nhàng và gắn kết. Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin thị trường lao động với cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động về việc làm chính thức, phục vụ

công tác quản lý, dự báo về lao động việc làm chưa hoàn thiện và đồng bộ, đòi hỏi nhiều nỗ lực, giải pháp của các cấp, ngành nhằm thúc đẩy, hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.

Công tác hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm chưa thực sự coi trọng, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm chưa hỗ trợ cho thanh niên nông thôn cập nhật được thông tin cần thiết về việc làm. Tình trạng thanh niên tự mình đi tìm kiếm việc làm, tìm kiếm nơi đào tạo bị lừa gạt vẫn là vấn đề bức xúc, ám ảnh của thanh niên nông thôn tỉnh Nghệ An.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Tình hình bất ổn chính trị ở một số thị trường nước ngoài:

Do tình hình bất ổn chính trị ở một số thị trường lao động nước ngoài đặc biệt là năm 2020, tình trạng dịch bệnh Covid-19 có diễn biến hết sức phức tạp dẫn đến việc làm của người lao động đặc biệt là thanh niên nông thôn không được đảm bảo, thị trường của các doanh nghiệp thu hẹp, tác động đến tâm lý người tham gia xuất khẩu lao động. Mặt khác, thanh niên nông thôn việc dễ dàng tìm các công việc thời vụ khác tại địa phương tạo ra tâm lý bằng lòng, thanh niên nông thôn chưa quan tâm đi đến thị trường lao động ngoài nước dẫn đến nhận thức về xuất khẩu lao động chưa đầy đủ nên khó khăn trong nguồn cung lại càng lớn. Các thị trường tuyển lao động có môi trường làm việc khắc nghiệt, mức lương lại tương đối thấp so với kỳ vọng như Malaysia, Qatar, khu vực Trung Đông không hấp dẫn người lao động; các thị trường có thu nhập cao nhưng chi phí lớn, tuyển chọn lao động khắt khe (như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài loan...) nhiều thanh niên nông thôn lại không đủ tiêu chuẩn, khả năng tài chính tham gia; Một số thanh niên lao động gặp rủi ro phải về nước trước hạn đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của những lao động muốn đi nước ngoài). Nhiều lao động vi phạm hợp đồng ở lại nước

ngoài trái phép gây ảnh hưởng đến thị trường của lao động Việt Nam và của tỉnh. Do đó, số lao động được tạo việc làm từ xuất khẩu lao động hằng năm còn hạn chế, các chính sách hỗ trợ cũng chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia, như chính sách hỗ trợ lao động học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho thanh niên nông thôn đang còn ít.

Nền kinh tế phát triển còn chậm, chưa ổn định và chưa đồng đều; do những đặc điểm về địa lý, thiếu những tiền đề điều kiện vật chất cần thiết để thay đổi nhanh về cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, vốn, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao. Đây cũng là nguyên nhân bao trùm và cơ bản làm hạn chế khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nghệ An.

- Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp còn khiêm tốn:

Nghệ An là một tỉnh rộng, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệp của cả nước. Vì vậy, hệ thống giao thông vận tải còn hạn chế, cho nên một số địa phương sản xuất rất nhiều hàng hóa nông nghiệp, thủy – hải - sản, thực phẩm nhưng do chi phí giao thông vận tải quá cao, đi lại khó khăn làm cho đầu ra của sản xuất khó lưu thông, ứ đọng và bị hư hỏng làm cho nhiều nhà đầu tư không muốn đầu tư phát triển sản xuất vì chi phí vận tải cao. Kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An diễn ra chậm chạp và tình trạng thiếu việc làm ở thanh niên nông thôn hiện nay.

Trong nhiều năm qua, nhận thức được vai trò của hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH, tỉnh Nghệ An đã tập trung đầu tư xây dựng trước hết là phát triển hệ thống giao thông quốc gia, liên tỉnh nhất là hệ thống giao thông đường bộ tập trung

nâng cấp mở rộng đường giao thông, xây dựng các cầu lớn quan trọng…; hệ thống giao thông ở nông thôn đặc biệt được coi trọng. Hệ thống cảng biển, giao thông đường thủy được xây dựng khai thác. Hệ thống điện quốc gia,

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w