Kinh nghiệm tại tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 50 - 51)

6. Kết cầu của đề tài

1.4.2. Kinh nghiệm tại tỉnh Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình là tỉnh miền núi. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đang tập trung thực hiện các giải pháp:

Một là, tạo việc làm gắn với phát triển KT-XH của mỗi địa phương. Có thể nói đây là giải pháp chính, quan trọng để giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thêm việc làm cho người lao động trên cơ sở thế mạnh của mỗi địa phương. Vì vậy trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH, mỗi địa phương cần định hướng cho người lao động học nghề, tìm việc làm, tự tạo việc làm phù hợp. Gắn tạo việc làm với xây dựng nông thôn mới, phát triển các làng nghề truyền thống và với chuyển dịch cơ cấu lao động để thu hút nhân lực tại chỗ giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định ngay trên quê hương mình.

Hai là, đối với dự án vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH nắm bắt tình hình thu hồi vốn, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn cho các huyện, thành phố trình UBND tỉnh phê duyệt để sớm thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không để tồn đọng vốn, không sử dụng vốn sai mục đích. Phát huy tốt hiệu quả vốn vay, trong đó ưu tiên các dự án thu hút nhiều lao động, dự án tạo việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động.

Ba là, dự án phát triển thị trường lao động, tổ chức xây dựng kế hoạch và sớm thực hiện cập nhật thông tin biến động cung lao động, khai thác có hiệu

quả cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động trên cơ sở đó chủ động tham mưu, đề xuất với tỉnh các chính sách hợp lý, đúng đối tượng và phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH của tthành phố. Hỗ trợ định hướng công tác dạy nghề cho lao động trên địa bàn thành phố. Tăng tuần suất mở sàn giao dịch việc làm ở các địa phương. Ngoài việc mở sàn giao dịch thường xuyên tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm cần tập trung mở sàn giao dịch việc làm ở những địa phương có cung lao động lớn và ở các khu công nghiệp có nhiều doanh nghiệp đầu tư, khả năng thu hút lao động lớn. Từ nguồn kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của tỉnh, định hướng để người lao động học những nghề mà các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang cần tuyển dụng như may công nghiệp khoảng 3.000 người, lắp ráp linh kiện điện tử khoảng 4.000 người, thợ hàn, cơ khí khoảng 400 người. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhất là ở cơ sở về tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. Thành phố cũng đã tích cực phổ biến, tuyên truyền Luật việc làm. Với công tác xuất khẩu lao động, Sở LĐ-TB&XH cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn để lao động của tỉnh tiếp tục được tham gia thị trường lao động tại Hàn Quốc (Đây là thị trường có thu nhập cao, phù hợp với người lao động của tỉnh).

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w