Khái niệm áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa ) (Trang 28 - 30)

Áp dụng pháp luật hình sự của TAND trước hết là một hoạt động ADPL, nên nó có đầy đủ những đặc điểm chung của hoạt động ADPL nói chung, đồng thời có tính đặc thù riêng của hoạt động ADPL hình sự do Tòa án áp dụng. Đó là những quy phạm pháp luật có những chế tài mạnh nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản của con người, việc duy trì trật tự công cộng và chỉ duy nhất Tòa án có quyền áp dụng.

Khi có sự kiện pháp luật hình sự, sẽ phát sinh quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, khi đó hoạt động giải quyết án hình sự được bắt đầu bằng việc khởi tố vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động điều tra, thông qua kết quả của hoạt động điều tra, Viện kiểm sát tiến hành hoạt động truy tố, sau khi Viện kiểm sát truy tố, Tòa án tiến hành hoạt động xét xử. Các cơ quan trên khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định

của BLTTHS. Cụ thể khi tội phạm xảy ra, việc giải quyết vụ án phải trải qua nhiều giai đoạn và do các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau thực hiện, nhằm xác định chính xác sự thật vụ án, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Toàn bộ quá trình giải quyết vụ án từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử và thi hành án hình sự, được gọi là quá trình tố tụng hình sự.

Theo định nghĩa của giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội thì: Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật.

BLTTHS năm 2003 chia quá trình giải quyết vụ án hình sự thành các giai đoạn bao gồm: Giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; giai đoạn truy tố; giai đoạn xét xử vụ án hình sự (sơ thẩm; phúc thẩm) và giai đoạn thi hành bản án hình sự. Đối với hoạt động giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là các giai đoạn tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà các thủ tục tố tụng đặc biệt để xét lại những bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.

Hoạt động giải quyết án hình sự của TAND là một giai đoạn trong toàn bộ quá trình giải quyết án hình sự. Khác với hoạt động giải quyết các loại án khác như án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, các hoạt động giải quyết loại án này của Tòa án là hoạt động độc lập từ khi tiếp nhận đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu làm phát sinh quan hệ tố tụng, Tòa án là cơ quan chủ động trong các hoạt động tố tụng dựa trên chứng cứ các bên đương sự xuất trình hoặc có được do điều tra khi cần thiết, để đưa ra quyết định trên cơ sở pháp luật. Còn giải quyết án hình sự của Tòa án chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp sau điều tra, truy tố. Xét xử là đặc trưng của việc giải quyết án của Tòa án, thực chất là hoạt động ADPL hình sự chủ yếu của Tòa án.Vì sau khi tiếp nhân hồ sơ từ Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết như: áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn, quyết định đưa vụ án ra xét xử…nhưng

vấn đề quan trọng nhất của vụ án hình sự là xác định tội danh và quyết định hình phạt đều được giải quyết thông qua phiên tòa xét xử hình sự.

Áp dụng BLHS là ADPL nội dung, áp dụng BLTTHS là ADPL hình thức của hoạt động giải quyết án hình sự. Hoạt động tố tụng hình sự chứa đựng cả áp dụng quy phạm pháp luật nội dung và quy phạm pháp luật hình thức với mục đích bảo đảm áp dụng BLHS chính xác. Hoạt động đó bao gồm những bước đi theo trình tự tố tụng chặt chẽ, là tiền đề quan trọng để quyết định chính xác trách nhiệm hình sự nhằm bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, tạo ảnh hưởng tích cực trong việc trừng trị kết hợp giáo dục, cải tạo người phạm tội thành công dân có ích cho xã hội, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Vì vậy, ADPL hình sự của Tòa án là một hình thức ADPL do Tòa án tiến hành, áp dụng quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và quy phạm pháp luật hình sự để giải quyết các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền và thực hiện một số nhiệm vụ trong giai đoạn thi hành án hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa ) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)