Nâng cao chất lượng hoạt động, chế độ đãi ngộ, trách nhiệm và đảm bảo sự độc lập của Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa ) (Trang 124 - 126)

đảm bảo sự độc lập của Hội thẩm nhân dân.

Hội thẩm nhân dân là những thành viên của Hội đồng xét xử, là những người có uy tín trong nhân dân được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra để thay mặt nhân dân trực tiếp tham gia xét xử các vụ án, là chủ thể quan trọng trong việc ADPL hình sự tại Tòa án, đặc biệt là xét xử sơ thẩm án hình sự thì quyết định của bản án chính là quyết định của các hội thẩm vì số Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử đông hơn thẩm phán mà lại biểu quyết theo đa số, thẩm phán ngang quyền với Hội thẩm. Các phán quyết sơ thẩm này không bao giờ có hiệu lực pháp luật ngay mà phải sau một thời gian nhất định, các chủ thể bị ADPL cảm thấy quyết định là phù hợp và Viện kiểm sát thấy phán quyết đã đúng pháp luật, họ không có kháng cáo, kháng nghị thì phán quyết này mới có hiệu lực pháp luật.

Sau khi được bầu làm hội thẩm thì Tòa án cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét xử, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho các hội thẩm nhân dân. Vì là đại diện cho nhân dân không chỉ căn cứ vào pháp luật mà còn căn cứ vào lẽ công bằng, lẽ phải ở đời, dưới góc nhìn của những người dân để phán quyết đối với bị cáo có tội hay không có tội, tội danh gì và mức hình phạt tương xứng. Vì vậy không thể yêu cầu Hội thẩm phải có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp như thẩm phán. Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới, thành viên bồi thẩm đoàn đều là những công dân có uy tín đại diện cho các bộ phận dân cư trực tiếp tham gia xét xử, không yêu cầu cao về tiêu chuẩn trình độ pháp lý. Tuy nhiên các Hội thẩm nhân dân cần chủ động tìm hiểu pháp luật, nâng cao trách nhiệm của mình đối với công tác xét xử, để có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ Hội thẩm của mình.

Đoàn Hội thẩm nhân dân cần độc lập về tài chính và việc bố trí Hội thẩm tham gia phiên tòa.

Để khuyến khích Hội thẩm nhân dân nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực nghiên cứu hồ sơ, tham gia xét xử có hiệu quả cần có chế độ đãi ngộ tương xứng. Kinh phí hoạt động của Đoàn Hội thẩm nhân dân cần phải độc lập không phụ thuộc vào Tòa án như hiện nay, để đoàn hội thẩm chủ động chi trực tiếp cho các hội thẩm tham gia nghiên cứu hồ sơ và xét xử. Mặt khác cũng là để tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử, giao việc bố trí Hội thẩm tham gia phiên tòa cho Đoàn Hội thẩm. Đoàn Hội thẩm cần có quy chế bố trí Hội thẩm lần lượt tham gia phiên tòa, nếu vì lý do không tham gia xét xử được khi đến lượt phải có văn bản báo cáo và được bố trí tham gia vào lần tiếp theo. Tránh tình trạng Hội thẩm không theo định hướng của thẩm phán khi nghị án thì ít được mời tham gia xét xử hoặc để tiết kiệm kinh phí, thời gian Tòa án bố trí cho Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ quá ít so với yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa ) (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)