Xét xử thấu tình, đạt lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa ) (Trang 69 - 70)

Xét xử thấu tình, đạt lý là mong muốn lớn nhất của xã hội đối với việc xét xử của Tòa án nói chung, đặc biệt là xét xử hình sự.

Căn cứ vào BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn, Tòa án thông qua Hội đồng xét xử tiến hành các hoạt động tố tụng tại phiên tòa nhằm định tội và lượng hình đối với các bị cáo. Hội đồng xét xử phải xác định: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Trên cơ sở xem xét công khai, khách quan, toàn diện vụ án tại phiên tòa để phán quyết bị cáo có tội hay không có tội, nếu có tội thì là tội danh nào theo quy định của BLHS, áp dụng hình phạt tương xứng đối với bị cáo. Vì vậy xét xử kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật (cả pháp luật nội dung và tố tụng) là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất của việc ADPL hình sự của Tòa án.

Không chỉ đúng pháp luật mà bản án của Tòa án phải mang tính thuyết phục cao. Được sự đồng tình ủng hộ của dư luận xã hội, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, các cơ quan truyền thông báo chí và đông đảo quần chúng nhân dân đều cảm thấy "Tâm phục, khẩu phục" đối với phán quyết của Tòa án. Mặc dù là tiêu chí không định lượng được, nhưng có

ý nghĩa tham khảo rất quan trọng. Những phán quyết khách quan, công bằng, hợp lý, đậm tính nhân văn, cần được xã hội thừa nhận, tạo được niềm tin của nhân dân đối với công lý.

Khi ADPL hình sự cần chú ý giải quyết các mối quan hệ lợi ích hài hòa giữa các công dân (bị cáo - bị hại), giữa công dân với nhà nước và trật tự công cộng. Không nên đặt quá cao lợi ích của bất cứ một chủ thể nào mà ảnh hưởng tới lợi ích của chủ thể khác, kể cả Nhà nước. Bảo đảm được quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân và giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Xét xử vụ án hình sự chính xác, kịp thời, công khai, dân chủ, đúng luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo công lý, công bằng xã hội là đòi hỏi rất lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với cơ quan Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa ) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)