Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa ảnh hƣởng đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa ) (Trang 74 - 76)

hƣởng đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án

Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở cực Bắc Mmiền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hóa có diện tích: 1.112.033 ha; dân số gần 04 triệu người, với 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới. Tỉnh Thanh Hóa được chia thành 27 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 11 huyện trung du, miền núi, còn lại là các huyện đồng bằng hoặc ven biển, là tỉnh có địa giới hành chính rộng lớn, từ trung tâm tỉnh là thành phố Thanh Hóa tới huyện Mường Lát xa nhất 273 km;

Những kết quả chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2010:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 13,7%, gấp hơn hai lần so với bình quân chung của cả nước (6,7%); 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; GDP bình quân đầu người ước đạt 810 USD. Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 1,9%, trong

đó nông nghiệp tăng 0,6%, lâm nghiệp tăng 8,3%, thủy sản tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 1.612 triệu tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 17.533 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 3.697 tỷ đồng. Văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được chăm lo; tỷ lệ hộ nghèo giảm so với những năm trước.

Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được tăng cường, đã bảo vệ an toàn tuyệt đối cho việc tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện cải cách hành chính được quan tâm. Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính được triển khai thực hiện tại các cơ quan hành chính nhà nước tạo thuận lợi trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.

Những hạn chế, yếu kém:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững. Các vấn đề xã hội bức xúc như việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về liên kết đào tạo còn bất cập. Tiến độ thực hiện một số dự án xã hội hóa lĩnh vực y tế, giáo dục còn chậm. Khoa học công nghệ chưa có nhiều ứng dụng mang lại hiệu quả rõ rệt. Kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững; tình trạng thiếu đói giáp hạt vẫn xảy ra ở miền núi, vùng bị thiên tai.

Trên tuyến vùng cao biên giới, vùng dân tộc, tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy còn diễn biến phức tạp; số người nghiện hút ma túy có xu hướng tăng. Hoạt động tội phạm sử dụng vũ khí nóng tiếp tục tái diễn; Tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn, số người chết và bị thương còn lớn. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đáp ứng yêu cầu.

Các điều kiện, yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc ADPL hình sự của ngành Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự của tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa ) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)