Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 33 - 35)

Tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu để đánh giá tác đợng của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, có xem xét đến sự tác đợng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 như sau:

Trong đó:

GDPt : Giá trị tổng sản phẩm quốc nội năm t.

FDIt : Giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm t

Khunghoangt: Biến giả khủng hoảng nhận giá trị là 1 trong giai đoạn 2008 – 2017 và bằng 0 trong giai đoạn còn lại

ɛt : Sai số

Độ trễ j và i của các biến hồi quy trong mơ hình được lựa chọn theo tiêu chuẩn Likelihood.

Biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi logarit tự nhiên của Tổng sản phẩm quốc nội (ln(GDP)). Trong các thước đo tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội là thước đo phổ biến nhất bởi vì nó thể hiện thực lực sản xuất của mợt quốc gia (Nguyễn Hồng Hà, 2015). Cùng với đó, biến đợc lập là vốn FDI cũng được chuyển đổi sang dạng logarit tự nhiên. Tác giả sử dụng hàm ln để đảm bảo chuỗi dữ liệu ổn định hơn và dễ dàng tuân theo phân phối chuẩn, đồng thời đảm bảo sự thống nhất về đơn vị giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.

Dựa theo các nghiên cứu trước đây, ví dụ Shaari, Hong và Shukeri (2012), Chittagong (2015), Nguyễn Hồng Hà (2015), các tác giả đều sử dụng biến trễ của

25

biến phụ thuộc như là mợt biến đợc lập đưa vào mơ hình, bởi vì tác đợng tiềm năng của nó đến tăng trưởng kinh tế ở kỳ hiện tại. Vì vậy, tác giả đã đưa biến GDP t-j vào mơ hình nghiên cứu, với kỳ vọng GDP năm trước là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của năm sau.

Ngoài ra, điểm mới của nghiên cứu là bao gồm biến giả khủng hoảng trong mơ hình nghiên cứu. Thực tế cho thấy, trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, ví dụ khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam bị đình trệ nhất định với lạm phát tăng cao, thất nghiệp gia tăng và tăng trưởng suy giảm. Tác giả sử dụng biến giả khủng khoảng để đánh giá tác động và cung cấp bằng chứng định lượng của khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, điều mà chưa có nghiên cứu nào trước đây thực hiện. C̣c khủng hoảng tài chính 2008 bắt đầu với việc Ngân hàng Lehman Brothers Holdings (Mỹ) nộp đơn xin phá sản vào ngày 15/9/2008 sau 158 năm hoạt động. Cùng ngày, mợt tập đồn ngân hàng lớn khác của Mỹ là Merrill Lynch tuyên bố sáp nhập với Bank of America do thua lỗ từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở cũng tại Mỹ. Ngân hàng Lehman Brothers phá sản đã để lại một khoản nợ khổng lồ gần 700 tỷ USD, gây ra sự hỗn loạn hệ thống tài chính thế giới, kéo theo cỗ xe kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng. Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush và nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới lên tiếng kêu gọi người dân bình tĩnh, nhưng lời kêu gọi đó cũng khơng cứu vãn được tình thế. Thị trường chứng khoán Mỹ đổ dốc nhanh chóng. Nhiều ngân hàng do quá hoảng sợ đã tức khắc khóa van tín dụng dẫn tới hiện tượng khan hiếm tiền mặt. Điều này khiến hàng loạt các nhà xây dựng và công ty môi giới địa ốc mất khả năng thanh tốn. Nhà đất ṭt giá. Các hợ gia đình nước Mỹ trước kia đi vay với lãi rẻ để mua nhà, nay không thể trả nợ đáo hạn. “Vết dầu loang” làm cho hệ thống tài chính thế giới lâm vào cảnh khơng địi được nợ. C̣c khủng hoảng khiến nền kinh tế toàn cầu thất thoát 4.500 tỷ USD vào năm 2009. Nước Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới lâm vào suy thối. C̣c khủng hoảng nhanh chóng lan rợng ở nhiều nước ngồi nước Mỹ. Các ngân hàng châu Âu đã cạn nguồn USD để trả cho các khoản vay bằng đồng USD. Cuối cùng, Cục Dự trữ Liên bang

26

Mỹ (Fed) phải đứng ra làm bên cho vay cuối cùng, cung cấp đến khoảng 1.000 tỷ USD thanh khoản. Đáng chú ý là tác đợng của c̣c khủng hoảng tài chính đã làm cho tăng trưởng toàn cầu năm 2007 đạt 4,2% đã giảm xuống còn 1,8% vào năm 2008, sau đó bị giảm thêm vào năm 2009. Các chuyên gia kinh tế nhận định cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu này là c̣c khủng hoảng tồi tệ nhất tính từ c̣c khủng hoảng kinh tế năm 1930.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây, ví dụ: Abbas và cộng sự (2011), Shaari và cộng sự (2012), Roman và Padureanu (2012), Koojaroenprasit (2012), Nguyễn Mại (2003), Nguyễn Thị Phương Hoa (2004), Lê Xuân Bá và cộng sự (2006)… tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 1: FDI tác động dương đến tăng trưởng kinh tế.

Giả thuyết 2: Tăng trưởng kinh tế trong quá khứ tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở kỳ hiện tại

Giả thuyết 3: Khủng hoảng kinh tế tác động âm đến tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)