từ năm 1988 đến năm 2017
4.1.1 Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017 2017
4.1.1.1 Tình hình đăng ký và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017
Dòng vốn FDI đã tăng đáng kể kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của Việt Nam được thông qua vào năm 1987. Để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu kinh doanh và phản hồi từ các nhà đầu tư nước ngoài, Luật này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Hình 1 trình bày FDI đã đăng ký và thực hiện ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017.
Hình 4. 1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và thực hiện tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017.
30
Kể từ khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 14, Hoa Kỳ trao Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam và ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu những thành quả đổi mới của Việt Nam, tạo được sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế. FDI đã tăng rất nhanh chóng cả về số dự án, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện, năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2016, vốn FDI có sự gia tăng rất mạnh, số dự án bằng 250% so với giai đoạn từ 1997-2006, số vốn đăng ký bằng 540,8% so với giai đoạn 1997-2006, số vốn thực hiện bằng 406% so với giai đoạn 1997-2006. Tình hình của Việt Nam phù hợp với nhận định của Bợ phận phân tích thơng tin kinh tế (EIU) tḥc Tạp chí The Economist của Anh số ra năm 2010 cho biết, trong 2 năm 2008-2009, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã giảm mợt nửa và trong q trình này, các thị trường đang nổi lên đã vượt qua các thị trường phát triển để trở thành điểm đến chính của FDI. Năm 2008, trong khi dịng FDI vào các nước phát triển giảm 1/3 thì dịng FDI vào các nước đang nổi lại tăng 11%. Năm 2009 là năm đầu tiên các nước đang nổi thu hút được FDI nhiều hơn các nước phát triển.
Nhìn chung, tại Việt Nam, lượng vốn FDI đăng ký tăng qua các năm nhưng có sự chênh lệch lớn giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do mợt số địa phương có xu hướng đua nhau thu hút FDI, khai báo quá lượng FDI thu hút được; do việc thực hiện các dự án FDI gặp khó khăn so với dự kiến ban đầu; do tác động ảnh hưởng của các c̣c khủng hoảng tài chính, kinh tế và do động thái đăng ký dự án của nhiều nhà đầu tư chỉ để giữ chỗ hoặc lấy đất, sau đó bán lại dự án để thu lời. Sự chênh lệch giữa vốn thực hiện và vốn đăng ký cao chứng tỏ hiệu quả khai thác cịn yếu, vì vậy cần có chính sách hỗ trợ cũng như quản lý chặt chẽ hơn nhằm tăng cường khả năng hấp thụ dòng vốn quan trọng này tại Việt Nam trong thời gian tới.
31
4.1.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017 2017
Hiện phổ biến là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do đây là hình thức mang lại quyền quản lý cũng như tỷ lệ phân chia lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư FDI. Với sự mở rộng về hành lang pháp lý của Việt Nam với mọi loại hình đầu tư FDI, sự đi lên về tỷ trọng của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là tất yếu. Cùng với đó, hình thức đầu tư qua doanh nghiệp liên doanh dần trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngồi. Hai hình thức đầu tư FDI còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh và cổ phần có sự đóng góp nhỏ hơn. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi nước ta gia nhập WTO, hình thức vốn cổ phần ngày càng được ưa chuộng.
4.1.3 Lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017 2017
Vốn FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng cơng nghiệp hóa ở Việt Nam và tỷ trọng cơng nghiệp so với GDP tăng lên là nhờ đáng kể vào khu vực FDI. Vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với khoảng hơn 12.460 dự án, với vốn đăng ký 186.514,2 triệu USD, chiếm 58,36% tổng vốn đăng ký. FDI vào hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 639 dự án với tổng vốn đăng ký 53.226,0 triệu USD, chiếm 16,65% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực sản x́t, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hồ khơng khí, dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng. FDI vào nông nghiệp rất hạn chế. Từ sau khi gia nhập WTO, số dự án có quy mơ lớn vào ngành điện, thép, khu du lịch và nghỉ dưỡng tăng lên nhanh chóng.
Trong các ngành chế biến, chế tạo (chiếm tỷ trọng lớn trong thu hút FDI), hai lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính, thiết bị ngoại vi có mức tăng vốn, doanh thu lớn trong những năm gần đây, do những năm vừa qua, một số dự án mở rộng, tăng quy mô vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án của Samsung.
32
Trong các ngành dịch vụ thì vốn FDI vẫn chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, các lĩnh vực nhiều tiềm năng khác như tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, bán bn bán lẻ, hành chính và dịch vụ hỗ trợ vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài so với tiềm năng phát triển.
Lĩnh vực phân phối, sửa chữa ơ tơ, xe máy có mức tăng vốn, doanh thu lớn trong những năm gần đây (tính theo số tương đối). Nguyên nhân là do các nhà đầu tư nắm bắt lợ trình giảm thuế thực hiện cam kết theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với các dịng ơ tơ (gần nhất là lợ trình cắt giảm thuế khu vực mậu dịch tự do ASEAN), và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ô tơ trong nước, từ đó tiến hành đầu tư mở rộng quy mô hệ thống đại lý phân phối. Một số lĩnh vực như dịch vụ tư vấn, hành chính và khoa học có sự giảm tỷ trọng về doanh thu, vốn. Đây là số ít các lĩnh vực mà doanh nghiệp FDI gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước, bởi các doanh nghiệp trong nước có lợi thế hơn do nắm bắt tốt hơn đặc thù thị trường nội địa, đồng thời cũng tận dụng tốt những kinh nghiệm học hỏi được từ các doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, nông nghiệp là ngành Việt Nam có lợi thế cả về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực thì vốn FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp chỉ đạt 1,1% so với tổng vốn FDI.
Phần lớn các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư vào các ngành có thể tận dụng được nguồn lao động giá rẻ, nhiên liệu rẻ, tài nguyên của Việt Nam, các ngành có thể gây ơ nhiễm mơi trường như may mặc, da giày.
33
Hình 4.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017) tại Việt Nam
34
4.1.4 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017
4.1.4.1 Biến động về tăng trưởng GDP:
Hình 4. 3 GDP và tốc đợ tăng trưởng GDP tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (2018) Giai đoạn 1988- 1989: Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện mợt bước q trình đổi mới đời sống kinh tế xã hợi và giải phóng sức sản xuất. Tốc độ tăng trưởng năm 1989 cao hơn năm 1988.
Giai đoạn 1990- 1997: kinh tế Việt Nam được đánh giá là một thời kỳ thành công. Với những cải cách kinh tế, đổi mới, GDP tăng nhanh từ 5,96% năm 1991 lên 8,15% vào năm 1997.
Giai đoạn 1998 – 1999: xảy ra khủng hoảng kinh tế Châu Á, đã ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam và hậu quả là tăng trưởng GDP giảm nhanh xuống mức là còn khoảng 4,77% vào năm 1999. Đây là hậu quả tất yếu của nền kinh tế nhỏ, mới mở cửa và phụ thuộc nhiều vào các quan hệ thương mại quốc tế và khu vực. Đối mặt với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, Việt Nam đã ḅc phải tái cấu trúc hệ thống tài chính, trong đó có hệ thống ngân hàng với chính sách hỗ trợ lành mạnh
35
hóa hệ thống tài chính. Hệ thống chính sách này cùng với các tác nhân của nền kinh tế đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, vực dậy nền kinh tế và đầu những năm 2000, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trở lại.
Giai đoạn 2000-2007: Kinh tế Việt Nam có nhiều đổi mới, GDP đạt mức tăng từ 6,79% năm 2000 đến mức 7,13% vào năm 2007. Giai đoạn này Việt Nam duy trì được tốc đợ tăng GDP bình qn khoảng 7%. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO nên có nhiều cơ hợi cũng như điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong năm 2007, Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, tốc đợ tăng GDP lên tới 7,13%.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng đó. Việt Nam rơi vào tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. GDP năm 2008 là 6,23%, GDP năm 2009 là 5,40%. Đứng trước tình hình trên, Việt Nam đã linh hoạt chuyển đổi mục tiêu ưu tiên; áp dụng các biện pháp phù hợp; có giải pháp xử lý kịp thời các hiệu ứng phụ; bảo đảm sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm giữa Chính phủ, doanh nghiệp, người dân; chọn nông nghiệp, nông thôn làm trọng điểm; kết hợp giữa nội lực và ngoại lực; kết hợp sử dụng biện pháp cơ bản và biện pháp tình thế; kết hợp sử dụng “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vơ hình”; minh bạch thông tin, xử lý nghiêm tin đồn; làm tốt công tác thơng tin, phân tích kinh tế và dự báo. Nhờ vậy, Việt Nam đã khơng bị rơi vào vịng xốy của c̣c khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới.Năm 2010, GDP đã tăng trở lại, ở mức 6,42%. Trong năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính tồn cầu cịn rất chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt 6,24%/năm, tuy thấp hơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn được đánh giá cao hơn bình quân các nước trong khu vực. Năm 2012, GDP tăng 5,25%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý.
36
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.
Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế khơng chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hợi đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mơ có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Con số tăng trưởng 5,98% được Tổng Cục Thống kê chính thức cơng bố đã khiến giới chuyên gia không khỏi bất ngờ.
Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 6,68% so với năm trước, cao hơn mục tiêu 6,2% mà Quốc hợi đề ra và cao nhất trong vịng 5 năm qua.
Năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP là 6,21%, thấp hơn so với mục tiêu 6,7% được đề ra. Năm 2017 khép lại với thắng lợi của nền kinh tế Việt Nam trên phương diện tăng trưởng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 6,81%, cao hơn mục tiêu 6,7%. Con số 6,81% của GDP cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vịng mợt thập kỷ trở lại đây.
37
4.1.4.2 Biến động về GDP bình quân đầu người:
Hình 4. 4 GDP/ đầu người tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (2018) Năm 1990, GDP bình quân đầu người mới đạt mức 95 USD (Lào là 203 USD, và Campuchia là 191 USD)
Thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hợi nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001). GDP bình quân đầu người đạt mức 388 USD (Lào 325 USD, Campuchia 303 USD) năm 2000.
Tính tổng quan trong 10 năm (đến 2015), GDP bình quân đầu người tăng khoảng 3,5 lần xếp thứ hạng tăng 16 trên thế giới (chỉ sau Myanmar tăng 14 lần, Timor-Leste tăng 8,9 lần, Ma Cao tăng 6,2 lần, Mông Cổ tăng 5,7 lần, Trung Quốc và Uzbekistan tăng 4,8 lần, Azerbaijan và Ethiopia 4,5 lần, Tuvalu 4,4 lần, Nigeria 4,1 lần, Cợng hịa Dân chủ Congo 4,0 lần, Lào, Guyana và São Tomé và Príncipe 3,9 lần, Paraguay 3,7 lần, bằng Montenegro, Papua New Guinea, Maldives, trên một số nước gần sát như Uruguay, Sri Lanka, Suriname, Solomon tăng khoảng 3,4 lần).
Năm 2016, GDP bình quân đầu người tăng 5% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 8% so với 2016. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã thấp hơn
38
Lào về GDP bình qn đầu người, chỉ cịn hơn Campuchia và Myanmar trong khối ASEAN.
4.1.4.3 Tỷ lệ đóng góp của các nhóm ngành kinh tế trong GDP:
Mợt trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đổi mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm vừa qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy còn chậm chạp nhưng xu hướng chuyển dịch tương đối rõ, nhất là cơ cấu ngành. Nếu phân chia nền kinh tế thành ba khu vực: (1) Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, (2) Công nghiệp và Xây dựng: (3) Dịch vụ, thì tỷ trọng giá trị tăng thêm của mỗi khu vực theo giá hiện hành chiếm trong tổng sản phẩm trong nước đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của khu vực nơng nghiệp, trong khi vẫn duy trì được tốc đợ tăng của tất cả các khu vực và các ngành kinh tế. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Nếu như năm 1990: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 38,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,7%; khu vực dịch vụ chiếm 38,6% thì đến năm 1995: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 27,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 28,8%; khu vực dịch vụ chiếm 44%. Trong năm 2000: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 24,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,6%; khu vực dịch vụ chiếm 39,1%. Đến năm 2017: