Khái quát chính sách, pháp luật về Quyền được bảo vệ của trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền được bảo vệ của trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 41)

Việt Nam

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một truyền thống và đường lối nhất quán, xuyên suốt trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước ta. Đường lối của Đảng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được thể hiện rất rõ nét, sinh động, thấm đượm chủ nghĩa nhân văn và phát triển phù hợp xu hướng của thế giới hiện đại. Điều đó đã được khẳng định ngay từ ngày đầu mới thành lập (3-2-1930) dù trong hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, Đảng ta vẫn giành mối quan tâm rất lớn đến chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đối với trẻ em. Trong chương trình Việt Minh đã xác định học sinh, nhi đồng là hai tầng lớp nhân dân - lực lượng của cách mạng, đối với học sinh có chính sách là "Bỏ học phí, mở thêm trường học, giúp đỡ học trò nghèo" còn đối với nhi đồng thì chính sách là "được Chính phủ chăm sóc đặc biệt về thể lực và trí lực".

Trong bài Diễn ca Hồ Chí Minh viết:

Trẻ em bố mẹ khỏi lo

Dạy nuôi Chính phủ giúp cho đầy đủ Thanh niên có trường học nhiều Chính phủ trợ cấp trò nghèo hàn nho

Sự quan tâm của Đảng thể hiện rõ nét trong chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về Công tác thanh vận số 17/CT/TW ngày 01 tháng 09 năm 1947 với một số quy định như sau:

- Các cấp bộ trong Đoàn thanh niên Việt nam phải có người chuyên môn phụ trách thiếu nhi.

- Giúp đỡ cho các thiếu nhi ra sách, báo chí để giáo dục cho thiếu nhi. - Nêu cao những thành tích của thiếu nhi.

- Giúp đỡ cho các em lưu lạc vì chiến tranh [20, tr.31].

Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người vô cùng khó khăn vất vả nhưng Người đã dành một sự quan tâm ưu ái sâu sắc và cảm động đối với trẻ em. Người quan niệm, trẻ em là thế hệ mầm non, người chủ tương lai, quyết định vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Điều đó xuất phát từ tình thương bao la, rộng lớn và thể hiện một nhân cách đặc trưng riêng của Hồ Chí Minh. Người coi trọng nhân tố con người trong mọi công việc, hoạt động xã hội trong đó trẻ em được dành sự quan tâm đặc biệt. Người nói: "Muốn có chế độ xã hội chủ nghĩa thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa"

Từ đó đi đến việc phải "trồng người" - phải giáo dục, rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến trẻ em, Người đã từng

viết trong di chúc rằng: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho các cháu

thanh niên và nhi đồng”. Với cả cuộc đời đi làm cách mạng, phục vụ tổ quốc, đồng bào, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không quên truyền bá tư tưởng bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em vì “ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các cháu là người

chủ của nước nhà, của thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu trong đó có những quan điểm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều này đã được thể hiện ngay trong chương trình Việt Minh mang dấu ấn rất đậm nét, đặc thù của tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà lãnh tụ cách mạng, nhà văn hoá lớn của dân tộc và thời đại.

Tư tưởng nhân văn, phát triển đối với trẻ em nói chung và quyền trẻ em nói riêng đã được cương lĩnh hoá trong chương trình Việt Minh và sau đó Cách mạng tháng Tám thành công đã được thể chế hoá trong đạo luật cơ bản đầu tiên là Hiến pháp năm 1946. Điều này được minh chứng qua những quy định mang tính pháp lý cao nhất

lúc bấy giờ là Hiến pháp năm 1946 có ghi rằng “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí, ở các trường sơ học địa phương quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình; Học trò nghèo được Chính phủ giúp” (Điều 15, Hiến pháp 1946).

Đến bản Hiến pháp lần thứ hai ra đời 1959 đã quy định và là một minh chứng cho sự nhất quán về đường lối, chính sách trong vấn đề về trẻ em của Đảng ta. Từ những năm 1960, Đảng ta đã có nhiều chính sách về toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng ngay cả trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh, hai miền chia cắt.

Chính sách quan tâm đến trẻ em được ghi nhận trong một số văn bản như chỉ thị số 197/CT/TW ngày 19 tháng 03 năm 1960 của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác thiếu niên, nhi đồng:

Các em thiếu niên, nhi đồng ngày nay là lớp người xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản sau này. Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay mà còn chính là sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản sau này [20, tr.66] và giáo dục thiếu niên, nhi đồng là một vấn đề không đơn giản mà là một vấn đề khoa học [20, tr.67].

Trong các báo cáo về “công tác thanh vận” và báo cáo về “nông vận là trọng tâm của công tác dân vận” có nhấn mạnh về vai trò của trẻ em như “thiếu nhi là những người gánh vác tương lai nên chúng ta phải săn sóc” “mọi ngành phải lấy nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục thiếu nhi làm nhiệm vụ của mình” [20; 38].

Năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, truyền thống bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vẫn nhất quán được thể hiện trên phương diện lý luận, pháp luật và tư tưởng. Đường lối chính sách của Đảng về trẻ em được cụ thể hoá trong "Pháp lệnh Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em". Pháp lệnh này đánh dấu sự kiện pháp lý cơ sở mang tính toàn diện nhất so với trước đó trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

quyền trẻ em đã có sự kế thừa và phát triển, phù hợp với những điều kiện mới. Các quy định về quyền trẻ em đã trở thành một bộ phận cấu thành nội dung Luật Hiến pháp Việt Nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền lập hiến Việt Nam. Đến Hiến pháp năm 1992, vấn đề quyền trẻ em, với trên 10 điều trong số 147 điều của Hiến pháp không còn là những quy định riêng lẻ, mà đã thực sự trở thành một chế định pháp lý chặt chẽ, hoàn chỉnh, mang tính hiến định. Hiến pháp đã thể hiện một nhân sinh quan, một nhận thức toàn diện đối với vấn đề trẻ em trong các vấn đề xã hội.

Với quan điểm coi quyền trẻ em là một bộ phận quan trọng của quyền con người, Hiến pháp 1992 đã thể hiện việc đặt mối quan hệ quyền trẻ em với quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, với quyền con người. Trong số 34 điều (từ điều 49 đến điều 82) của chương V "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân", có đến 25 điều quy định các quyền cơ bản của công dân trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến quyền trẻ em, vì bản thân trẻ em cũng là công dân. Điều 65 của Hiến pháp trịnh

trọng tuyên bố: "Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục". Đầu tư cho sự nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em cũng là đầu tư cho tương lai. Hiến pháp đã gắn nhu cầu chăm sóc trẻ em bên cạnh nhu cầu chăm sóc người mẹ, Điều 40 quy định: "Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em".

Về phương diện mối quan hệ giữa người mẹ và trẻ, điều 63 Hiến pháp đã quy định:

Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật... nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.

Điều 41 quy định: "Nhà nước quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học". Điều 35 quy định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu...", "Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư

khác" (điều 36). Quyền học tập: bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.

"Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức". Điều 59 quy định: "nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học tập văn hoá và học nghề phù hợp. Học sinh có năng khiếu được nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập và phát triển tài năng" (điều 59). Điều 67 quy định về chính sách của nhà nước đối với những người thuộc các đối tượng chính sách, thông qua đó xác định con cái của họ cũng được nhà nước tạo điều kiện trong học tập.

Đặc biệt trong hiến pháp 2013, bản hiến pháp đề cao nhân quyền, thì quyền được bảo vệ của trẻ em càng được quan tâm sâu sắc hơn nữa.

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã mang đến cho trẻ em nhiều sự quan tâm, ưu đãi đặc biệt và với nhiều nội dung mới được thể hiện trong đường lối chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em cũng là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt nhất là đường lối này đã được thể chế hoá trong hệ thống pháp luật với nhiều nội dung và hình thức phong phú, thiết thực.

Nhìn lại thực tiễn xây dựng đất nước trong gần hai thập kỷ qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trước hết là trong hoạt động lập pháp, đã thể hiện việc đổi mới tư duy pháp lý, theo đó các quyền của trẻ em và trách nhiệm của xã hội đã được thể hiện cụ thể, phù hợp với thực tiễn xã hội hơn so với thời kỳ quản lý tập trung bao cấp.

Đường lối chính sách của Đảng về bảo vệ quyền trẻ em đã lần lượt được thể chế hoá trong hệ thống pháp luật như trong Bộ luật Hình sự 1985, Luật Hôn nhân gia đình, Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 1998. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em ra đời năm 1989. Sau đó nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (18-6-1991), Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật giáo dục 1998 nhằm cụ thể hoá các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia đồng thời hoà nhập pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế. Không chỉ trong pháp luật, chính sách bảo vệ trẻ em còn được thể hiện trong các Chương trình hành động

quốc gia vì trẻ em trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, dinh dưỡng, văn hoá... Với sự ra đời của Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng khoá VII (30.5.1994) về việc thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991- 2000 đã đạt được nhiều kết quả tốt.

Đường lối về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em tiếp tục được thể hiện trong các văn kiện của Đảng tại các Đại hội đại biểu toàn quốc của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Văn kiện tiếp tục nhất quán tư tưởng xuyên suốt qua các thời kỳ đại hội về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, xác định sự nghiệp này vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nội dung chủ yếu trong đường lối bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Đảng và nhà nước ta được thể hiện trên mọi lĩnh vực, là trách nhiệm của mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em phải được chăm sóc và bảo vệ những quyền tối thiểu cơ bản như quyền sống, tồn tại, phát triển, được bày tỏ ý kiến… Đó là những quyền tự nhiên của con người đặc biệt trẻ em lại là những người chưa trưởng thành nên việc đảm bảo những quyền tối thiểu cơ bản trên cho trẻ em là đạo lý truyền thống không chỉ của riêng quốc gia, dân tộc nào mà là đạo lý của nhân loại. Toàn xã hội cần phải dành ưu tiên cho trẻ em. Sự ưu tiên của người lớn được thể hiện ở việc người lớn phải có nghĩa vụ đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em trong những điều kiện có thể. Sự ưu tiên cho trẻ em cần phải được thực hiện từ trong gia đình cho đến cộng đồng và toàn xã hội. Sự ưu tiên này được thể hiện trong việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, ở sự lồng ghép các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mục đích là để tạo điều kiện để trẻ em có thể thông qua những hành vi tích cực của người lớn có thể hưởng các dịch vụ tốt nhất về y tế, văn hoá, thể thao… một cách bình đẳng.

Xã hội cần đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức, giảm nhanh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để Đảng ta xây dựng chiến

lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng nòi giống. Chăm lo cho trẻ em còn là một trong những mục tiêu của 5 năm tới (2015-2020), đó là mục tiêu thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Truyền thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em của dân tộc ta đã được kế thừa, phát triển trên những tầm cao mới trong điều kiện xây dựng xã hội pháp quyền, dân chủ, hội nhập. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đều nhìn nhận vai trò của trẻ em trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như một trong những ưu tiên trong toàn bộ chiến lược xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới. Từ cuộc sống đến pháp luật và từ pháp luật đến cuộc sống, đường lối của Đảng về trẻ em đã được ghi nhận, triển khai thực hiện trên quy mô toàn xã hội. Tuy còn nhiều bất cập, khó khăn, song những gì Việt nam đã đạt được trong sự nghiệp bảo vệ trẻ em cũng rất đáng tự hào, khích lệ để tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền được bảo vệ của trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)