Những hạn chế chủ yếu của pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền được bảo vệ của trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 72)

2.1. Thực trạng pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ e mở Việt Nam

2.1.2. Những hạn chế chủ yếu của pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em vẫn còn nhiều điểm yếu kém, bất cập. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Một trong những vấn đề gây sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội là vấn đề trẻ em nhìn cả từ phương diện trẻ em bị xâm hại và cả từ phương diện trẻ em phạm pháp, xuống cấp về đạo đức.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin đề cập đến một số những hạn chế trong hệ thống pháp luật, chính sách về quyền được bảo vệ của trẻ em ở Việt Nam hiện nay.

Hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ của trẻ em vẫn chưa đồng bộ. Hiện nay có tới 24 Bộ luật, luật có liên quan đến quyền trẻ em như: Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự, luật

chăm sóc sức khỏe nhân dân, luật khám chữa bệnh, luật phòng chống HIV/AIDS; luật bảo hiểm y tế,; luật giáo dục; luật giáo dục tiểu học, luật phòng chống bạo lực gia đình; luật phòng chống buôn bán người; luật nuôi con nuôi, luật xử lý vi phạm hành chính,… nhiều quy định mang tính nguyên tắc, còn cần nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, gây hạn chế trong quá trình thi hành luật, đặc biệt là việc quy định về quyền được bảo vệ của trẻ em.

Việc xây dựng và triển khai các chương trình, các đề án trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em còn phân tán, lĩnh vực bảo vệ trẻ em còn được giao cho nhiều bộ ngành, đơn vị quản lý nhưng chưa quy định cơ chế phối hợp nên công tác phối hợp, chia sẻ thông tin, báo cáo chưa thường xuyên; công tác phối hợp liên ngành còn chưa chặt chẽ.

Một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của các bộ, các ngành nhưng văn bản hướng dẫn chậm nên ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.

2.1.2.1. Những hạn chế trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Sau 8 năm đi vào cuộc sống, Luật BVCS&GDTE đã bộc lộ nhiều hạn chế, chính vì vậy tháng 5 năm 2016 Quốc hội đã thông qua Luật trẻ em để phù hợp với thực tiễn bởi cuộc sống hiện nay đã nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em như bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em. Luật trẻ em mới thông qua đã khắc phục được phần lớn những hạn chế của Luật BVCS&GDTE. Tuy nhiên, tác giả thấy Luật mới vẫn có một số hạn chế, trong đó có thể kể đến như::

Thứ nhất: Về độ tuổi của trẻ em. Hiện nay Luật trẻ em quy định “trẻ em là những người dưới 16 tuổi”; quy định này chồng chéo với các quy định về trẻ em, người chưa thành niên tại các văn bản luật khác, cũng như trái với CRC.

Thứ hai: Chưa quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội liên quan đến trẻ em. Các quy định còn chung chung, khó xác định, khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng.

Thứ ba: Trách nhiệm giám sát, chức năng giám sát của các tổ chức thành viên MTTQ Việt Nam, các cơ quan của quốc hội về thực hiện luật, các chương trình liên quan đến trẻ em còn chưa cao.

Thứ tư: Công tác bảo vệ trẻ em còn chưa rõ ràng, cụ thể, trong đó các dịch vụ bảo vệ trẻ em còn chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ năm: Quyền được bảo vệ của trẻ em còn quy định chồng chéo, chưa có sự phân tách với các quyền trẻ em khác, gây khó khăn trong việc thực hiện.

2.1.2.2. Những hạn chế trong luật hình sự

Hiện nay BLHS nước ta quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi. Việc quy định như vậy còn chưa phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế. Hiện nay, pháp luật nhiều nước trên thế giới, cả các nước phát triển và đang phát triển, cả châu Âu, châu Mỹ và châu Á đều quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự rất sớm, như 7, 9, 10, 12, 13 tuổi. Trong đó nhóm nước quy định độ tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự là 12 chiếm khá nhiều.

Thực tiễn cũng cho thấy, do biết rõ pháp luật không buộc người dưới 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nên đã xảy tình trạng không ít người lợi dụng trẻ em dưới 14 tuổi, sử dụng trẻ vào việc thực hiện các hành vi trái pháp luật như buôn lậu, buôn bán ma túy, giết người, cố ý gây thương tích…

Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình như vậy khiến nhà nước khó khăn trong quá trình xử lý tội phạm cũng như khó khăn trong việc bảo vệ các em khỏi các nguy cơ phạm tội và tái phạm.

Bên cạnh đó, các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội còn chưa nhiều, hiệu quả chưa cao. Mục đích của các biện pháp tư pháp với người chưa thành niên phạm tội cần phù hợp, vừa mang tính khoan hồng của pháp luật, nhưng cũng cần mang tính chất răn đe để các em có thể quay trở lại thành công dân tốt và có ích cho xã hội.

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em ở Việt Nam

2.2.1. Khái quát những thành tựu chủ yếu về quyền được bảo vệ của trẻ em ở nước ta em ở nước ta

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có quan điểm và chính sách nhất quán về quyền trẻ em nói chung và quyền được bảo vệ của trẻ em nói riêng. Theo đó, công tác bảo vệ trẻ em được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, là một vấn đề ưu tiên trong mọi chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền được bảo vệ của trẻ em Chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ trẻ em nói riêng là một trong những ưu tiên trọng yếu của chiến lược phát triển con người xuyên suốt mọi thời kỳ lịch sử và cách mạng Việt Nam.

2.2.1.1. Phê chuẩn, nội luật hóa các nguyên tắc của công ước quốc tế về quyền được bảo vệ của trẻ em

Sau hơn 20 năm qua kể từ khi Nhà nước ta tham gia phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đường lối quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em, tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hệ thống pháp luật về trẻ em ngày càng được hoàn thiện cả trên phương diện văn bản pháp luật, cả trên phương diện tổ chức thực hiện và ý thức pháp luật của toàn xã hội. Mặc dầu còn nhiều yếu kém, bất cập, song chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng, đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Song song với việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ quyền trẻ em rộng rãi trong xã hội, nâng cao nhận thức của chính trẻ em về các quyền của mình [21, tr. 15].

Vào ngày 16-1-1990, Việt nam là nước đầu tiên của khu vực Châu Á đã đặt bút ký phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và ký vào Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em. Phải khẳng định rằng đây là một sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của Việt nam và từ đó đến nay Việt nam tiếp tục theo đuổi những cam kết này, mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế đang chuyển đổi. Toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam về trẻ em đã thể hiện rõ nét các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế như bảo đảm quyền được sống, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ; quyền được tham gia vào các hoạt động xã hội, trong cuộc sống gia đình, trường học, cộng đồng.

2.2.1.2. Xây dựng một hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ về bảo vệ quyền trẻ em

những quy định cụ thể trong các lĩnh vực pháp luật, chế định pháp luật đều đã thể hiện được các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về trẻ em. Toàn bộ các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã tạo ra được một khung pháp lý cơ bản cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Một năm sau ngày phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 1991). Hiến pháp 1992 - hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước đã có nhiều bổ sung quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền trẻ em. Trên cơ sở của Hiến pháp 1992, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật mới đã được ban hành nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp như: BLLĐ 1994, BLDS 1995, Luật Quốc tịch 1998, BLHS 1999, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và các văn bản được ban hành từ trước đó như: Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991 và hàng loạt các văn bản dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em. Năm 2001, Hiến pháp 1992 được sửa đổi, một số văn bản quan trọng cũng lần lượt ra đời kéo theo sự thay đổi về các quy định liên quan đến trẻ em như BLDS 2005, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Sự điều chỉnh này bao gồm nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau, qua các giai đoạn cụ thể có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và ngày càng trở nên hoàn thiện thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Hệ thống pháp luật về trẻ em đã có vai trò to lớn trong việc bảo vệ các quyền trẻ em trong các lĩnh vực hoạt động xã hội. Bằng các quy định pháp luật đã thể hiện việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không phải là công việc riêng của một ai mà là công việc chung của toàn xã hội. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật có điều kiện giáo dục, cải tạo, sửa chữa lỗi lầm, có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng, đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật từ trẻ em, đồng thời trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Bên cạnh đó với sự điều chỉnh của pháp luật đã giúp cho chính trẻ em tự ý thức bảo vệ

mình cũng như cho trẻ em thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình trong đời sống gia đình, cộng đồng.

Cụ thể như sau:

Về nguyên tắc “Quyền được sống và được phát triển của trẻ”. Việt Nam đã cụ thể hóa luật pháp, chính sách thành hàng loạt chương trình, biện pháp liên quan tới bảo vệ quyền sống, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em...

Chăm lo sức khỏe cho trẻ em là một điều kiện quan trọng để bảo vệ quyền được sống và phát triển của trẻ. Ở cấp toàn quốc và địa phương, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể, tỷ lệ trẻ từ 0 - 6 tuổi được khám, chữa bệnh miễn phí đạt kết quả cao, tỷ lệ trẻ từ 3 - 5 tuổi được đến trường mầm non ở các địa phương khá cao (khoảng 95% - 98%); số trẻ em bị tai nạn, thương tích giảm đáng kể; các điều kiện về nước sạch, vệ sinh môi trường... được cải thiện [21, tr. 20].

Quyền của trẻ em được bảo vệ và được bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử đã được ghi nhận tương đối đầy đủ trong hệ thống pháp luật và bảo đảm trong thực tiễn. Chính sách bình đẳng và không phân biệt đối xử trong tiếp cận dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, các chương trình ở Trung ương và địa phương đã được triển khai và cải thiện. Trẻ em được bình đẳng tiếp cận các cơ hội trong giáo dục, y tế và mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Công tác bảo vệ trẻ em, về cơ bản, được thực hiện tốt ở nhiều địa phương. Kết quả khảo sát nghiên cứu về tình hình thực hiện Chỉ thị số 55/CT-TW của Bộ Chính trị trên phạm vi toàn quốc cho thấy những bước tiến rõ rệt trong việc tôn trọng, bảo đảm và thực thi quyền trẻ em. Cấp ủy đảng, chính quyền ở nhiều địa phương đã đặc biệt chú trọng đến việc triển khai và thực hiện nghị quyết, các chương trình và kế hoạch hành động về tăng cường bảo vệ trẻ em, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng và cha mẹ về việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền của trẻ em. Đặc biệt, từ sau khi Quốc hội thông qua hai luật mới là Luật Bình đẳng giới (năm 2006), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2007)

và triển khai thực hiện hai luật đó một cách sâu rộng trên phạm vi toàn quốc, ý thức tôn trọng pháp luật trong việc nuôi dạy con cái để giảm thiểu mọi hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử hoặc bạo hành đối với trẻ em đã có chuyển biến rõ rệt.

Về nguyên tắc “Vì lợi ích tốt nhất của trẻ”. Nhà nước và chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng (như trẻ em thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, trẻ khuyết tật, trẻ vô gia cư, trẻ sống chung với HIV/AIDS...). Nhiều mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng đã và đang được thực hiện thí điểm và nhân rộng. Với việc cụ thể hóa các quy định mang tính hiến định, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cần thiết cho hoạt động phòng ngừa và đấu tranh với mọi hành vi xâm hại trẻ em. Các cấp chính quyền địa phương đã triển khai và cụ thể hóa nhiều chương trình quốc gia về phòng, chống bạo hành trẻ em, buôn bán trẻ em, trẻ em lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, bị lạm dụng, xâm hại về thể chất và tinh thần...

2.2.1.3. Hoạch định và tổ chức thực thi nhiều chương trình hành động quốc gia về bảo vệ trẻ em

Để thực thi quyền được bảo vệ của trẻ em, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách, có thể khái quát dưới hai hình thức chính là nhóm chính sách chung và nhóm chính sách về các vấn đề, lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, trong nhóm chính sách

chung gồm có: Thứ nhất, mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục với sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội. Thứ hai, bình đẳng và không phân biệt đối xử đối với mọi trẻ em. Thứ ba, Nhà nước quan tâm đặc biệt tới nhóm trẻ em thuộc đối tượng chính sách, trẻ em khuyết tật, trẻ em nạn nhân chất độc da cam, trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, trẻ em là người dân tộc thiểu số... Thứ tư, chính sách bình đẳng dân tộc và đại đoàn kết dân tộc tạo cho mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng về cơ hội trong việc tiếp cận chăm sóc, bảo vệ, giáo dục và phát triển. Thứ năm, thực hiện chính sách nhân đạo, khoan dung và giáo dục, xử lý chuyển hướng đối với trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền được bảo vệ của trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)