3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật bảo vệ trẻ em
3.3.6. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của Nhà nước trong
trong việc thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở nước ta. Sự gương mẫu của các tổ chức đảng và các cá nhân đảng viên trong việc thực hiện đầy đủ, nghiêm minh các quy định pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em sẽ là tấm gương để nhân dân noi theo. Trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, đòi hỏi tổ chức Đảng, các tổ chức xã hội và mọi công dân, mỗi thành tố của xã hội đều phải thể hiện đúng vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền trẻ em.
Đường lối về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được thể hiện trong các văn kiện của Đảng tại các Đại hội đại biểu toàn quốc của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Văn kiện xác định nhất quán tư tưởng xuyên suốt qua các thời kỳ đại hội về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, xác định sự nghiệp này vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nội dung chủ yếu trong đường lối bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trên mọi lĩnh vực, là trách nhiệm của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Trẻ em phải được chăm sóc và bảo vệ những quyền tối thiểu cơ bản như quyền sống, tồn tại, phát triển, được bày tỏ ý kiến… Đó là những quyền tự nhiên của con người đặc biệt trẻ em lại là những con người chưa trưởng thành nên việc đảm bảo những quyền tối thiểu cơ bản trên cho trẻ em là đạo lý truyền thống của toàn nhân loại. Toàn xã hội cần phải dành ưu tiên cho trẻ em. Sự ưu tiên của người lớn được thể hiện ở việc người lớn phải có nghĩa vụ đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em trong những điều kiện có thể. Sự ưu tiên cho trẻ em cần phải được thể hiện từ trong gia đình cho đến cộng đồng và toàn xã hội. Sự ưu tiên này được thể hiện bằng trách nhiệm của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, ở sự lồng ghép các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em. Mục đích là để tạo điều kiện để trẻ em có thể thông qua những hành vi tích cực của
người lớn, có thể hưởng các dịch vụ tốt nhất về y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao … một cách bình đẳng.
Hiện nay, cả nước đang thực hiện “Chương trình hành động quốc gia vì
trẻ em giai đoạn 2011-2020”. Chương trình này tập trung ưu tiên cho các hoạt động, khắc phục những hạn chế của giai đoạn 2001- 2010, trên cơ sở tiếp cận dựa vào hệ thống quyền của trẻ em được ghi nhận trong CRC và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước, có xem xét đầy đủ các khuyến nghị của Ủy ban quyền trẻ em Liên Hợp Quốc.
Trong giai đoạn từ 2011-2020, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội phải nỗ lực để
thực hiện được Mục tiêu chung của Chương trình là: “Xây dưṇg môi trường sống
an toàn, thân thiện và lành maṇh để thưc ̣ hiêṇ ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Từng bước giảm mức chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền. Nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em”
Trên cơ sở mục tiêu chung nêu trên, Chương trình cũng đưa ra 5 mục tiêu cụ thể:
- Tạo cơ hội cho mọi trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản và từng bước tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao một cách bình đẳng; đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho trẻ, giảm thiểu tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, đưa nước ta ra khỏi nhóm nước có trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới.
- Tạo cơ hội cho mọi trẻ em được tiếp cận với các loại hình giáo dục phù hợp và bình đẳng, tăng số trẻ em đi học mẫu giáo, tiểu học đúng độ tuổi; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn miền núi. Đẩy mạnh giáo dục hoà nhập cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV và trẻ em rối nhiễu tâm trí.
- Bảo vệ trẻ em tránh khỏi các hình thức ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc
lột, xao nhãng và giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đảm bảo mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc bị tổn hại được trợ giúp, tái hoà nhập công đồng và có cơ hội phát triển bình đẳng.
- Tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao lành mạnh và bổ ích phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc thù của các vùng miền trong cả nước. Tăng cường giáo dục trẻ em bản sắc văn hoá, lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt coi trọng các trò chơi truyền thống mang tính giáo dục và tiết kiệm chi phí. Hạn chế tình trạng trẻ em tiếp xúc với các ấn phẩm văn hóa mang tính bạo lực và khiêu dâm trẻ em.
- Tạo cơ hội cho trẻ em được tiếp cận với thông tin, được tham gia vào các
hoạt động xã hội và được bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em thông qua các diễn đàn trẻ em ở tất cả các cấp hoặc các cuộc đối thoại giữa trẻ em với các cơ quan quản lý, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Việc quy định quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm không những phát huy vai trò tích cực chủ động tham gia của trẻ em mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách, chiến lược và các nhà quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động đưa ra các quyết định phù hợp với nhu cầu, tâm lý của trẻ em.
Xã hội cần đảm bảo cho trẻ em được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ và đạo đức, giảm nhanh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng nòi giống. Truyền thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em của dân tộc ta đã được kế thừa, phát triển trên những tầm cao mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đều nhìn nhận vai trò của trẻ em trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thực hiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng như một trong những ưu tiên trong toàn bộ chiến lược xây dựng đất nước thời kì đổi mới. Từ cuộc sống đến pháp luật và từ pháp luật đến cuộc sống, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em đã được ghi nhận, triển khai thực hiện trên quy mô toàn xã hội. Khoản 6 điều 96
hiến pháp 2013 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là “ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân…”. Như vậy, trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong đó có quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em được ghi nhận là một nhiệm vụ, quyền hạn hiến định cho Nhà nước ở nước ta.
Như vậy, để hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta đạt hiệu quả thì cần tiến hành đồng bộ các giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô từ việc hoạch định đến việc triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật quy định về quyền trẻ em ở trung ương và địa phương, kết hợp với việc kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm minh những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ những quy định về quyền trẻ em.
KẾT LUẬN
Nhà nước Việt Nam đã xác định: trẻ em là những công dân nhỏ tuổi, đặc biệt. Trẻ em được đặt vào vị trí như người chủ tương lai của nước nhà và của thế
giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
cháu”. Do đó, trẻ em cần được quan tâm đặc biệt, được yêu thương, bởi vậy, vấn đề
bảo vệ quyền trẻ em là sự sống còn, phát triển của toàn dân tộc. Bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam là một đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ luật học, bằng cách tiếp cận vấn đề của khoa học Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, tác giả luận văn đã tập trung phân tích và làm rõ các nội dung cơ bản của đề tài: “Quyền được bảo vệ của trẻ em ở Việt Nam”, cụ thể là:
Thứ nhất: Những đề luận cơ bản về thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Trong phần này, khái niệm trẻ em, quyền trẻ em; tổng quan pháp luật về trẻ em được xem xét phân tích trên cơ sở tiếp cận quy định của pháp luật quốc tế. Đó là bốn nhóm quyền được ghi nhận trong Công ước quyền trẻ em và quyền của người chưa thành niên trong các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng khác như: Quy tắc tối thiểu của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc kinh); Hướng dẫn Riyadh; Hướng dẫn Tokyo năm 1990. Ở góc độ pháp luật quốc gia được xem xét những nội dung cơ bản về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em trong các ngành luật như Luật Hiến pháp, Luật hành chính… và các đạo luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung từ
năm 2008 đến 2012. Tác giả luận văn đã đưa ra khải niệm “Pháp luật về quyền trẻ
em”, khái niệm “Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em”, đồng thời đưa ra, phân
tích những đặc điểm, các hình thức thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động và các điều kiện chủ yếu đảm bảo thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta.
Thứ hai, Quy định pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em được làm sáng tỏ bằng việc phân tích các quyền trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong pháp luật Dân sự và trong pháp luật Hình sự, từ đó xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân mỗi cán bộ, công dân trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Lý do tác giả luận văn lựa chọn những ngành luật này là trong nội dung của chúng chứa đựng nhiều quy định nhất về quyền trẻ em ở nước ta. Bằng những số liệu cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền, tác giả đã khái quát tương đối toàn diện thực trạng và kết quả các hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em. Thực trạng này được xem xét trên các bình diện như: Về khung thể chế và cơ quan điều phối việc thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay ở nước ta; Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia của trẻ em. Dựa vào thực trạng và các kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta trong thời gian qua, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá tương đối chính xác và khách quan làm cơ sở đề xuất các kiến nghị và giải pháp tại chương sau của luận văn.
Thứ ba, Những kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Như vậy, sau hơn hai mươi năm, với tư cách là quốc gia thành viên Công ước Quyền trẻ em, Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết quốc tế của mình. Đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tương đối đầy đủ và toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc và các quy định của CRC. Nhà nước Việt Nam đã và sẽ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và phê duyệt nhiều chiến lược, chương trình, đề án, dự án liên quan đến trẻ em như về gia đình, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hoá, giảm nghèo, việc làm, dạy nghề cho lao động nông thôn, dân số và kế hoạch hoá gia đình, nước sạch vệ sinh môi trường, phòng chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS v.v…; đặc biệt là Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2015-2020, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2011- 2020, Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011-2020, Chiến lược
phát triển Văn hoá đến năm 2020, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em đến năm 2020, Chiến lược xây dựng gia đình đến năm 2020, Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đến năm 2020 và các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2015-2020.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, vẫn còn nhiều trở ngại trên con đường đi tới, đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em bởi vì Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn lực còn nhiều khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên, Việt Nam đang và sẽ từng bước sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá, nội luật hoá để hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà, đảm bảo phù hợp, hài hoà với pháp luật quốc tế, khắc phục những yếu kém, tồn tại của hệ thống pháp luật. Nhà nước Việt Nam đã và đang huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ quyền trẻ em, quyết tâm phấn đấu thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em và thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Trịnh Hòa Bình và cộng sự, báo cáo khảo sát xã hội học (2005), Điều tra kiến
thức, thái độ và hành vi phục vụ xây dựng chiến lược truyền thông – vận động về Quyền trẻ em giai đoạn 2006 – 2010.
2. Trình Hòa Bình, Thân Trung Dũng (2006), “Nhận thức của trẻ em về Quyền
trẻ em”, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, (kỳ I tháng 4),
3. Vũ Ngọc Bình (1991), Hỏi đáp về công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ
em, NXB Sự thật.
4. Vũ Ngọc Bình (1997), Những điều cần biết về quyền trẻ em, NXB Chính trị
quốc gia.
5. Vũ Ngọc Bình (2002), Sách bỏ túi về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia.