2.1. Thực trạng pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ e mở Việt Nam
2.1.1. Quyền được bảo vệ của trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Trong pháp luật Việt Nam, quyền được bảo vệ của trẻ em được quan tâm và chiếm vị trí quan trọng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo các quyền của trẻ em. Việc phê chuẩn CRC của Nhà nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phát triển hệ thống pháp luật về quyền trẻ em. Sự điều chỉnh của Công ước với sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đã tạo nên một hệ thống pháp luật về trẻ em tương đối hoàn thiện. Sau khi phê chuẩn công ước, Việt Nam cũng đã có những hoạt động thực tiễn để thực hiện Công ước, trong đó có hoạt động sửa đổi, hoàn thiện pháp luật quốc gia. Luật BVCS&GDTE năm 1991 (sửa đổi bổ sung năm 2004, hiện nay là Luật trẻ em 2016- có hiệu lực từ 01/06/2017), Luật phổ cập giáo dục tiểu học ban hành 1991 được coi là bước đi ban đầu để Luật hóa Công ước. Có thể thấy, hiện nay hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em đã được Nhà nước ta xây dựng tương đối hoàn thiện, bao quát hầu hết các lĩnh vực pháp luật: Luật hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Luật Hôn nhân gia đình, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Tố tụng hình sự…. và đặc biệt là có Luật riêng điều chỉnh về trẻ em là Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em mới được thay thế bằng Luật trẻ em 2016.
Từ sau năm 1945 đến nay, các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và quyền được bảo vệ của trẻ em nói riêng đã liên tục được bổ sung, hoàn thiện, tạo thành một hệ thống thống nhất. Theo đó quyền được bảo vệ của trẻ em được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản của nhà nước ta. Đó là cơ sở pháp lý đòi hỏi Nhà nước, các tổ chức, cá nhân, gia đình phải cùng chung tay tham gia vào thực hiện, đảm bảo quyền được bảo vệ của trẻ em, mọi hành vi vi phạm đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hệ thống pháp luật của nước ta điều chỉnh vấn đề quyền được bảo vệ của trẻ em có thể thấy qua các văn bản pháp luật như:
Luật Hiến pháp 2013
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, Luật trẻ em 2016 Pháp luật dân sự 2015
Luật hình sự 2016
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung một số điều 2014 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Luật lao động 2012
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2008 Luật bảo hiểm y tế 2008
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế 2014 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
Luật người khuyết tật năm 2010 Luật thi hành án hình sự năm 2010
Luật phòng chông mua bán người năm 2011…
Như vậy, pháp luật về quyền trẻ em nói chung và quyền được bảo vệ của trẻ em nói riêng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước ta, hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em đã được nhà nước ta xây dựng tương đối hoàn thiện trên phạm vi rộng bao quát hầu hết các lĩnh vực pháp luật và việc ban hành, sửa đổi, bổ sung pháp luật trong thời gian qua. Có thể khẳng định rằng cho đến nay hệ thống pháp luật, chính sách về quyền được bảo vệ của trẻ em ở nước ta ngày càng hoàn thiện, tiếp tục từng bước nội luật hóa các nguyên tắc, chuẩn mực pháp lý quốc tế vào pháp luật quốc gia, đảm bảo hài hòa, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.
2.1.1.1. Quyền được bảo vệ của trẻ em trong Hiến pháp
Với tư cách là đạo luật gốc, cơ bản nhất của quốc gia, Luật Hiến pháp đã quy định những vấn đề cơ bản như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mang tính nguyên tắc làm nền tảng cho các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong luật hiến pháp trẻ em được coi
là loại chủ thể đặc biệt. Vì vậy, luật hiến pháp bên cạnh việc xác định quyền trẻ em với tư cách là quyền con người, còn quy định các quyền cơ bản của công dân bao gồm quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Đồng thời hiến pháp còn quy định trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được hưởng các quyền cơ bản của hiến pháp.
Vấn đề quyền được bảo vệ của trẻ em đã có sự thay đổi qua các bản Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp 1946 ngoài quy định quyền cơ bản của công dân thì Hiến pháp còn quy định bảo đảm cho trẻ em được hưởng các quyền học tập và chăm sóc. Không chỉ dừng lại ở quy định chung, Hiến pháp còn có chính sách trợ giúp học trò nghèo có quyền học tập (Điều 14, 15). Hiến pháp 1946 đã đặt nền tảng, cơ sở pháp luật đầu tiên khẳng định quyền thiêng liêng của trẻ em là được chăm sóc và bảo vệ.
Trên cơ sở Hiến pháp 1946, đã phát huy những nét tiến bộ của chính quyền nhân dân, Hiến pháp 1959 đã rất đúng đắn khi gắn quyền lợi của trẻ em với quyền lợi của phụ nữ. Người đã sinh thành, nuôi dưỡng, gần gũi ngay khi đứa trẻ mới sinh ra. Tại điều 24 quy định: nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Hiến pháp 1980 quy định rất cụ thể về vấn đề quyền trẻ em như tại điều 65: nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm. Tuy nhiên có những quy định không có tính khả thi bởi nó không xuất phát từ hiện thực. Hiến pháp 1980 đã không gắn với hiện thực kinh tế của nước ta trong hoàn cảnh lúc đó, dẫn đến những quy định trong Hiến pháp đã không thể thực hiện được. Như tại điều 60 có quy định thực hiện chế độ học không phải trả tiền hay tại điều 61: nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền,…
Hiến pháp 1992 đã khắc phục được những nhược điểm của Hiến pháp 1980, bảo đảm tính hiện thực của quyền và nghĩa vụ của công dân bằng những quy định mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta, trong đó có quyền lợi
bảo vệ sức khỏe”; tại điều 65: “Trẻ em được gia đình, nhà nước, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
Sự ra đời của hiến pháp 1992 là mốc mới trên con đường phát triển quyền trẻ em, là cơ sở pháp lý quan trọng để đưa sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em lên một bước mới, góp phần chuẩn bị cho các thế hệ công dân Việt Nam tương lai có đầy đủ trí tuệ và nhân cách để xây dựng đất nước. Đồng thời xác định chủ thể có trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trong điều kiện kinh tế nhất định hiến pháp 1992 không chỉ quy định về quyền trẻ em, quyền được bảo vệ của trẻ em mà còn có những chế định nhằm tạo điều kiện thiết thực để mọi trẻ em ở mọi hoàn cảnh khác nhau đều có thể thực hiện được những quyền và nghĩa vụ của mình. Điều đó thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc vốn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam. Hiến pháp 1992 là nền tảng để nhà nước xây dựng lên các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm quyền được bảo vệ cho trẻ em ở Việt Nam. Tuy nhiên hiến pháp 1992 cũng bộc lộ những hạn chế.
Hiến pháp 2013, bản hiến pháp mới nhất, có hiệu lực năm 2014 đã khắc phục một số những nhược điểm của hiến pháp 1992. Mang đến màu sắc mới về quyền con người nói chung, quyền con người của trẻ em, quyền được bảo vệ của trẻ em
nói riêng. Cụ thể tại điều 3 Hiến pháp có quy định nhà nước có trách nhiệm: “Công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”. Vì vậy, tất cả các điều quy định tại chương Quyền con người, quyền công dân đều quy định trực tiếp “Công dân có quyền…”, “công dân có quyền”. Tại khoản 2 điều 14 có
quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây là nguyên tắc hiến định rất quan trọng về quyền con người, quyền công dân và theo nguyên tắc này thì không chủ thể nào được hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật.
Tại điều 19, 21, 34, 43 đều có những quy định mới về quyền sống, bảo vệ tính mạng, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật các nhân, bí mật gia đình; quyền được đảm bảo an sinh xã hội, quyền sống trong môi trường trong
lành… các quy định đó giúp cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân có thể bảo vệ được quyền của con người, quyền của trẻ em.
Tại quy định về lao động cũng có quy định: “Nghiêm cấm... sử dụng nhân
công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”. Bởi hiện nay tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em ở Việt Nam còn ở mức báo động. Quy định này giúp cho việc bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng bị bóc lột được hiệu quả tối đa nhất.
Từ các quy tắc hiến định đó có thể thấy rằng nhà nước ta đang rất quan tâm tới quyền của trẻ em nói chung và quyền được bảo vệ của trẻ em nói riêng.
2.1.1.2. Quyền được bảo vệ của trẻ em trong Luật trẻ em
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua lần đầu tiên vào năm 1991 và được sửa đổi năm 2004. Luật sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 được thiết kế có 5 chương với 60 điều. Phạm vi điều chỉnh được xác định tại khoản Điều
là: “Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia
đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Đối tượng áp dụng Luật BVCS&GDTE rất rộng, bao gồm mọi cơ quan, tổ chức của Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Ngày 05 tháng 04 năm 2016, Quốc hội kháo 13 đã thông qua luật trẻ em (Sửa đổi). Luật sửa đổi Gồm 7 chương, 106 điều, Luật trẻ em (sửa đổi) quy định các quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Luật trẻ em 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 06 năm 2017.
Luật quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong đó có quy định nghiêm cấm tước đoạt quyền sống của trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em; bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình; công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; kỳ thị, phân biệt đối xử với
trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em...
Quốc hội cũng đồng ý giữ nguyên quy định về độ tuổi của trẻ em như quy định tại Luật hiện hành. Cụ thể, tại Điều 1, Luật trẻ em 2016 quy định: trẻ em là người dưới mười sáu tuổi. Đồng thời, thống nhất đổi tên Luật thành "Luật trẻ em".
Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. Tổ chức này sẽ làm các nhiệm vụ: tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em; tổ chức để trẻ em được tiếp xúc với các đại biểu dân cử; thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em; chuyển ý kiến, kiến nghị của trẻ em tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em...
Đối với việc bảo đảm quyền dân sự của trẻ em, Luật khẳng định: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật. Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các quy định về chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ trẻ em, quyền và bổn phận của trẻ em, các nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, nội dung quản lý nhà nước về trẻ em, trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế trẻ em, trách nhiệm của Nhà nước, các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân và trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em… cũng được quy định rất đầy đủ, cụ thể tại Luật trẻ em 2016.
Nhìn chung, các nguyên tắc về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vẫn được phát huy.
Nguyên tắc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Việc quy định các nguyên tắc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm mục đích để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân luôn quan tâm, vận dụng và thực hiện trong các hoạt động xã hội và sinh hoạt hàng ngày, góp phần bảo đảm cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. Luật quy định 5 nguyên tắc là:
- Nguyên tắc 1: Không phân biệt đối xử với trẻ em. Điều 4 Luật Trẻ em quy
định “trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”.
- Nguyên tắc 2: Tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em. Khoản điều 6
Luật Trẻ em quy định “Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện”.
Trẻ em là công dân và trẻ em có các quyền con người, nhưng khả năng thực hiện lại phụ thuộc vào từng lứa tuổi của trẻ. Vì vậy, cần tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em.
Để thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tôn trọng và thực hiện các quyền trẻ
em, khoản 1 điều 6 Luật Trẻ em quy định rằng “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ
em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”. Việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em nhằm bảo đảm cho trẻ em được hưởng các quyền trẻ em và được sống trong môi