3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em ở Việt Nam
Pháp luật tuy không phải là tất cả trong việc bảo vệ các quyền trẻ em song pháp luật là cơ sở pháp lý, là công cụ không thể thiếu được của sự nghiệp này. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em. Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về trẻ em, đặc biệt là những lĩnh vực quan trọng như luật hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình, hình sự...
Cần tổng rà soát, bãi bỏ những quy định pháp luật lạc hậu, bất cập, mâu thuẫn, không phù hợp hoàn toàn với thực tiễn Việt nam, thực tiễn một số vùng miền đặc thù. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp thực hiện tốt các quy định pháp luật, phù hợp với thực tiễn và đạt được kết quả bảo vệ trẻ em cao nhất.
3.2.1. Sửa đổi và cụ thể hóa Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Việc sửa đổi Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và quy định của Công ước về quyền trẻ em và một số khuyến nghị của Ủy ban Quyền trẻ em Liên Hợp Quốc. Vừa qua Việt Nam đã thông qua Luật Trẻ em 2016, thay thế cho Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; nhìn chung đạt được những kết quả lớn. Tuy vậy, vẫn còn một số nội dung chưa được thông qua, theo tác giả cần sửa đổi hơn nữa, cụ thể:
((i)Nâng độ tuổi trẻ em cho phù hợp:
Việt Nam là quốc gia đầu tiên của Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em nhưng đến nay, Việt Nam lại là nước còn lại duy nhất trong khối ASEAN; thứ 4 ở Châu Á và thứ 11 trên thế giới chưa nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên 18.
Trong các quy định của pháp luật Việt Nam chưa có sự thống nhất trong việc xác định độ tuổi của trẻ em.
- Theo Luật Thanh niên năm 2005 quy định thì: “Thanh niên quy định trong
Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”.
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Trong khi đó, tại Điều 18 của Bộ luật dân sự hiện hành thì: Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Như vậy, với nữ thì chỉ cần đủ 18 tuổi trở lên là có quyền được kết hôn, nhưng nam thì phải đợi đến đủ 20 tuổi mới được thực hiện quyền được kết hôn của mình? Vậy phải chăng đối với nam thì đến 20 tuổi mới hết là trẻ em? Chỉ riêng quy định này cũng đã cho chúng ta thấy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tuy mới ban hành, nhưng đã bộc lộ bất cập, không thống nhất với Bộ luật Dân sự.
- Bộ luật Dân sự quy định : Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Với quy định này, có thể hiểu rằng, người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa trưởng thành, tức cũng có nghĩa là người chưa đủ 18 tuổi vẫn còn là trẻ em.
- Luật Lao động năm 2012 quy định về người lao động như sau: "Người lao
động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao
động” . Theo quy định trên thì người lao động có thể là người chưa thành niên, nói
cách khác là có thể vẫn còn là trẻ em.
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng xác định đối tượng xử phạt hành chính phải từ đủ 14 tuổi trở lên, cụ thể là: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”, quy định này đồng nghĩa với việc coi trẻ em là 14 thay vì 16 như quy định chung.
Như vậy, chưa có sự thống nhất về độ tuổi cụ thể của trẻ em trong pháp luật quốc gia, để phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và các văn bản pháp lý
có liên quan, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em Việt Nam (độ tuổi từ 16 - 18 tuổi đang bị bỏ rơi), phù hợp hệ thống pháp luật Việt Nam và Công ước Quốc tế trên cơ sở của Hiến pháp nên quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Mặt khác về trình tự thủ tục áp dụng pháp luật đối với trẻ em (NCTN) theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đảm bảo quyền lợi của NCTN khi tham gia tố tụng (Điều 276) về việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội vẫn còn quy định chung chung như "trong trường hợp cần thiết, việc hỏi cung bị can tại cơ quan điều tra phải có mặt đại diện của gia đình bị can..." nên trong thực tế việc áp dụng xảy ra nhiều vướng mắc không rõ ràng là khi nào cần thiết và khi nào không cần thiết, hoặc độ tuổi nên cần thiết phải áp dụng... Do vậy cũng cần phải quy định cụ thể hoặc phân định độ tuổi áp dụng, những thủ tục tố tụng đó đối với người chưa thành niên.
Theo kết quả nghiên cứu về Nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, về cơ sở khoa học, tâm sinh lý của trẻ em từ 16-18 tuổi còn non nớt, chưa hoàn thiện, có những thay đổi lớn trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em lên người trưởng thành với nhận thức xã hội, hành vi chưa chín chắn. Do vậy, trẻ em trong lứa tuổi này thường dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng và lệch lạc về hành vi, thái độ, nhận thức; đồng nghĩa với việc dễ bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như có nguy cơ thực hiện các hành vi trái pháp luật cao.
Các luật của chúng ta hiện nay đều quy định ngưỡng thành niên và chưa thành niên là 18 tuổi. Luật hôn nhân và gia đình, luật nghĩa vụ quân sự, Luật bầu cử hội đồng nhân dân…. Như vậy, quy định tuổi trẻ em dưới 18 đảm bảo và củng cố tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam về ngưỡng tuổi trưởng thành đầy đủ, tức là tuổi thành niên và chưa thành niên.
Cần sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền của trẻ. Ban hành chính sách mới để đảm bảo cho trẻ hưởng quyền bình đẳng như nhau.
Tại Luật trẻ em 2016 đã có những điểm mới, có quy định về nguồn lực bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em nhìn chung đã khá đầy đủ. Tuy nhiên ở phần giải thích từ ngữ dự thảo đã bỏ các giải thích từ ngữ liên quan đến
công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội mà chỉ sử dụng thuật ngữ Người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em. Theo tác giả việc sử dụng thuật ngữ đó không quy định được vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bảo vệ trẻ em. Tác
giả khuyến nghị bổ xung quy định này, hoặc nếu không phải “phát triển mạng lưới
người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em ở các cấp”, theo tác giả nên sửa đổi
thành “Phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội được giao làm công tác bảo
vệ trẻ em ở các cấp”.
Ban hành chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật, mồ côi.
Luật trẻ em đã có quy định tại mục III, chương 4 về Chăm sóc thay thế rất cụ thể và chi tiết. Tác giả đồng ý với phần lớn các điều khoản trong đó; bên cạnh đó có khuyến nghị tại điều 60 về các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế. Điều 60 khoản 3 quy định “nếu trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên phải có ý kiến đồng ý của trẻ em”, theo tác giả 7 tuổi thì còn khá nhỏ, vì đây là quy định về độ tuổi đòi hỏi có sự đồng ý của trẻ em. Đề xuất quy định 9 tuổi để phù hợp với Luật con nuôi.
Ban hành chính sách nâng cao thể lực trẻ em.
- Ban hành chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho trẻ em nghèo.
- Đảm bảo sự tham gia trong lĩnh vực tố tụng hình sự của Uỷ ban dân số, gia
đình và trẻ em, trong các vụ án mà có liên quan đến người chưa thanh niên. Sự tham gia của Uỷ ban DS GĐ&TE sẽ đảm bảo cho quyền lợi của trẻ em một cách tốt hơn.
- Xây dựng đội ngũ điều tra viên, kiểm soát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân
dân chuyên trách, được đào tạo có hệ thống, được trang bị kiến thức về tâm lý trẻ em.
- Phiên tòa xét xử về trẻ em nên xử kín, việc xét xử công khai sẽ làm cho trẻ
mất tự tin. Ngoài ra, đối với người chưa thành niên thì việc xử phạt là mang tính giáo dục, giúp trẻ nhận ra sai lầm và trở thành người có ích. Việc xét xử công khai làm trẻ bị mặc cảm và ảnh hưởng đến tương lai sau này.
- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan, tổ chức đoàn thể, xã hội, chính quyền trong việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em nhằm chăm sóc, gìn giữ kịp thời khuyên răn, phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện hoặc hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em cũng như những hành vi xâm hại quyền trẻ em.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trẻ em và cho trẻ em trong cộng đồng, nhà trường. Đối với cả bản thân trẻ em và người lớn, các tổ chức nhà nước và xã hội. Sự phổ biến, giáo dục pháp luật cần phù hợp với từng loại đối tượng và từng địa điểm, địa phương khác nhau. Việc đưa môn học pháp luật vào các nhà trường là cần thiết song phải vừa phải, không nên đưa những nội dung lý luận pháp luật khó hiểu vào chương trình học tập như lâu nay. Cần phải đưa vào chương trình môn học này những bài học ngoại khoá như mời các cán bộ làm công tác thực tiễn thuyết trình về tình hình vi phạm pháp luật có liên quan đến trẻ em, dạy cho trẻ em kỹ năng sống, tuân thủ pháp luật, sống có đạo đức vv..
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 55 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 38 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 06 của Thủ tướng chính phủ và các văn bản liên quan đến công tác BVCS&GDTE. Thực hiện Quyết định số 134/1999/QĐ TTg của Thủ tướng chính phủ (Triển khai nghiêm túc 5 đề án của chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn). Thực hiện Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt nam giai đoạn 2001-2010. Các cơ quan truyền thông đại chúng cần tuyên truyền rộng rãi Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học và các luật liên quan đến trẻ em.
- Nâng cao hiệu quả của các hoạt động trợ giúp và tư vấn pháp luật miễn phí
cho trẻ em. Tăng cường biện pháp xã hội hoá hoạt động đối với việc BVCS&GDTE, tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em và gia đình trẻ em phạm tội có khó khăn.
- Tăng cường các biện pháp giáo dục văn hoá, đạo đức, dạy nghề... phát triển
các trung tâm, hình thức vui chơi giải trí thể thao, Nhà văn hoá để phục vụ trẻ em nhằm nâng cao hiểu biết xã hội, hoà nhập với cộng đồng phát triển đời sống tinh thần, tạo môi trường sống học tập vui chơi lành mạnh văn hoá có trật tự kỷ cương.
- Kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường, cộng đồng đối với trẻ em. Điều này
phải tiến hành thường xuyên và có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ em. Nâng cao vai trò giáo dục của gia đình trong quá trình hình thành nhân
cách của trẻ em. Gia đình, các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, ngoài ra cha mẹ còn phải là tấm gương sáng trong các hành vi, cách xử sự lối sống hàng ngày cho trẻ em. Phải có thái độ thiện cảm và hướng thiện với những trẻ em phạm tội, có hành vi lệch chuẩn xã hội, đừng quay lưng lại với họ.
Cùng với các biện pháp pháp lý – xã hội, cần phải thực hiện các biện pháp kinh tế như tạo công ăn, việc làm, học nghề, cải thiện đời sống vật chất, thu hút trẻ em lao động có ích cho gia đình, cộng đồng, xó hội tránh nguy cơ vỡ kinh tế mà trẻ em phải lao động kiếm sống, trở thành trẻ em đường phố và phạm pháp. Đồng thời tạo ra các tiềm lực kinh tế phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thành niên.
Tăng cường đấu tranh với hiện tượng lạm dụng hoặc bóc lột sức lao động của trẻ em, tổ chức thêm các trường dạy nghề cho trẻ em lang thang, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo cho các em có nghề nghiệp trong tương lai để đảm bảo cuộc sống.
Hiện nay có một vấn đề đó là vấn đề bảo vệ trẻ em dân tộc vùng cao. Các em ở đó còn bị thiệt thòi về quyền học tập đòi hỏi nhà nước phải có chính sách đúng đắn hơn cho các em. Hiện tượng tiêu cực trong vấn đề kinh phí trong việc cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao cần phải được giải quyết nhanh chóng và kịp thời.
Có cơ chế thích hợp để giúp đỡ trẻ em lang thang đường phố, giúp đỡ trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập, bị lôi kéo vào văn hoá phẩm độc hại.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa toà án với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt nam và các bộ, ngành liên quan để làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục trẻ em, đặc biệt là mảng pháp luật liên quan đến trẻ em. Có một số nơi vấn đề này còn mang tính hình thức. Nhiều nơi có tủ sách pháp luật nhưng chỉ để trưng bầy trong tủ kính.
Tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Đặc biệt tập trung hoạt động tuyên truyền, giáo dục vào những vùng dân tộc ít người, miền núi, hải đảo, những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với trẻ em.
- Phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Ngành Tư pháp cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chỉ đạo hệ thống tư pháp từ tỉnh đến cơ sở làm tốt công tác hộ tịch, bảo đảm cho mọi trẻ em sinh ra đều được khai sinh, việc đăng ký nhận nuôi con nuôi phải đúng quy định của