hình sự từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực.
1.2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực.
Nghiên cứu "Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng" (30/10/1967), "Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN", "Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân" (21/10/1970) và các bản tổng kết thực tiễn xét xử hàng năm của Toà án nhân dân tối cao cho thấy hệ thống pháp luật hình sự đã tương đối đầy đủ.
Các quy định tuy còn nằm ở nhiều văn bản khác nhau nhưng đã thể hiện tính có hệ thống, tính khoa học. Ngồi các tình tiết tăng nặng định khung, cịn có những tình tiết tăng nặng chung (Điều 18 - Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản công dân, Điều 19 - Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng). Tuy nhiên, do các tình tiết tăng nặng được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên việc vận dụng rất khó khăn và thiếu thống nhất.
Theo bản tổng kết thực tiễn vận dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong cơng tác xét xử về hình sự của Tồ án nhân dân tối cao (năm 1976) thì tình tiết tăng nặng được phân thành 3 nhóm:
- Những tình tiết tăng nặng thuộc về phương diện khách quan của tội phạm, bao gồm: cộng phạm; xúi giục; lôi kéo người chưa thành niên phạm tội; lợi dụng thiên tai, dịch hoạ, hồn cảnh chiến tranh, nơi có chiến sự, lợi dụng lũ lụt, hoả hoạn, lợi dụng tình hình trật tự trị an diễn biến phức tạp; lợi dụng tình hình quản lý kinh tế thiếu chặt chẽ; lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng chuyên môn nghề nghiệp để phạm tội; thủ đoạn, phương pháp phạm tội có tính chất táo bạo, xảo quyệt, bỉ ổi, tàn ác, có thể nguy hiểm cho nhiều người; phạm tội đối với trẻ em, người già, người bị ốm đau; phạm tội đối với người đang thi hành công vụ; phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.
- Những tình tiết tăng nặng thuộc phương diện chủ quan của tội phạm, bao gồm: Phạm tội vì động cơ đê hèn, phạm tội với động cơ hưởng lạc; có quyết tâm xâm phạm tội cao; có lỗi vơ ý nặng.
- Những tình tiết tăng nặng thuộc nhân thân người phạm tội, bao gồm: kẻ phạm tội là lưu manh chuyên nghiệp (trộm cắp, lừa đảo, chứa mại dâm) tức là sống bằng nguồn thu nhập từ làm ăn phi pháp, lưu manh côn đồ, lưu manh cao bồi càn quấy; tái phạm; kẻ phạm tội là phần tử xấu, người phạm tội đã có tiền án (khơng thuộc trường hợp tội phạm); phạm tội nhiều lần hoặc phạm nhiều lần; người phạm tội có thái độ xấu sau khi đã phạm tội.
Ngồi ra, cịn một số tình tiết nặng khác nhưng không phổ biến như: làm thiệt hại trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến sự nghiệp quốc phòng, dùng tài sản phạm tội vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ hoặc vào những việc phạm tội khác, cố ý giúp cho những tổ chức hoặc cá nhân tiến hành kinh doanh, bóc lột, đầu cơ hoặc phạm những tội khác, kẻ phạm tội là người ngoan cố không chịu cải tạo, kẻ cầm đầu việc thực hiện tội phạm.
Trong các tội xâm phạm tài sản thì tài sản bị xâm phạm là tài sản XHCN được coi là tình tiết tăng nặng đặc biệt, là tình tiết tăng nặng định tội. Tất cả các tội cùng loại (cùng hành vi khách quan) thì trường hợp xâm phạm tài sản XHCN hình phạt cao hơn rất nhiều so với trường hợp xâm phạm tài sản công dân.
Qua nghiên cứu các quy định trên có thể thấy các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giai đoạn này đã được quy định có hệ thống và chặt chẽ, phản ánh một cách khá tồn diện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn đó. Nhiều tình tiết Luật khơng quy định nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn vận dụng khi cân nhắc quyết định hình phạt như thủ đoạn phạm tội táo bạo, bỉ ổi, phạm tội vì động cơ hưởng lạc, chưa bị pháp luật xử lý nhưng nhân thân xấu. Việc quy định những tình tiết này hết sức cần thiết, bảo đảm việc cá thể
hố trách nhiệm hình sự được triệt để hơn, đảm bảo công bằng, đảm bảo đạt được mục đích hình phạt.
Ngồi những tình tiết thuộc bản chất chung của tội phạm thì Luật hình sự giai đoạn này cũng quy định những tình tiết tăng nặng đối với tội phạm ảnh hưởng, cản trở công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công cuộc xác định CNXH, xâm phạm nền chuyên chính vơ sản, xâm phạm quan hệ sở hữu XHCN như: xâm phạm tài sản XHCN, tội phạm phục vụ giúp đỡ cho việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, làm thiệt hại trực tiếp đến công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Việc quy định những tình tiết tăng nặng TNHS như vậy đã góp phần vào cơng cuộc xác định CNXH, đấu tranh thống nhất đất nước, phù hợp với bối cảnh lịch sử giai đoạn đó.
1.2.1.2. Giai đoạn từ ngày Bộ luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực.
Năm 1985, BLHS Việt Nam đầu tiên và cũng là Bộ luật đầu tiên của chúng ta được ban hành. Khi BLHS này có hiệu lực thi hành thì cũng là lúc sự nghiệp đổi mới bắt đầu. Sự thay đổi các mặt của đời sống xã hội, trong đó đổi mới về kinh tế giữ vai trị quan trọng khơng chỉ là cơ sở mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với sự thay đổi của pháp luật nói chung cũng như của luật hình sự nói riêng. BLHS năm 1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm của thời kì đó. Do vậy, có thể nói ngay khi ra đời BLHS đã ở trong tình trạng khơng phù hợp với chủ trương đổi mới cũng như những đòi hỏi của đổi mới. Để đáp ứng và phục vụ công cuộc đổi mới luật hình sự buộc phải có những thay đổi mang tính phát triển. Sự phát triển này được thể hiện trước hết và chủ yếu trong những sửa đổi, bổ sung của BLHS. BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997, có trên 100 lượt điều luật được sửa đổi
hoặc bổ sung. Với những sửa đổi, bổ sung này luật hình sự đã có sự phát triển đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện đổi mới. Những tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 39 BLHS năm 1985 bao gồm: Phạm tội có tổ chức; xúi giục người chưa thành niên phạm tội; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng khơng thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về vật chất, cơng tác hay các mặt khác; Phạm tội vì động cơ đê hèn; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng; Phạm tội nhiều lần; tái phạm; tái phạm nguy hiểm; Sau khi phạm tội, đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997 đã có sự sửa đổi, bổ sung:
- Một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội đã xuất hiện, cụ thể: Tình tiết phạm tội đối với trẻ em, người chưa thành niên là tình tiết tăng nặng định tội trong các tội xâm phạm tình dục. Tình tiết này xuất hiện tại “tội hiếp dâm trẻ em” quy định tại Điều 112a, “tội cưỡng dâm người chưa thành niên” quy định tại Điều 113a khi sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 vào
năm 1997. Việc xâm phạm tình dục đối với trẻ em đã làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này, làm tăng lên rất nhiều mức độ nguy hiểm cho xã hội của những tội phạm này so với tội phạm tương ứng.
- Sửa đổi, bổ sung về các tội phạm tham nhũng, ma túy, tình dục bởi các tội phạm này gia tăng một cách đáng báo động. Nhiều tội trước đây chỉ có ba khung hình phạt nay tăng lên bốn khung hình phạt. Trong quá trình sửa đổi
này, BLHS sử dụng một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của loại tội hiện có, hoặc chuyển hóa một số tình tiết tăng nặng tách nhiệm hình sự chung làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của các tội được sửa đổi, bổ sung như tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 133, trong BLHS năm 1985 có năm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung với hai khung hình phạt tăng nặng, đến khi sửa đổi, bổ sung năm 1997, tội phạm này có mười hai tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung với ba khung hình phạt tăng nặng….
- Bổ sung tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung: “lợi dụng chức
vụ cao để phạm tội”. Xuất phát từ việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
phạm tội gia tăng trong xã hội, việc bổ sung tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung này vào BLHS năm 1985 là cần thiết nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn với loại tội phạm tham nhũng.
Như vậy, trong BLHS năm 1985 và qua các lần sửa đổi Bộ luật này cho thấy tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã được nhận thức đúng với tính chất và vai trị của nó. Việc xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này là điều cần thiết và phù hợp với thực tiễn cũng như công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ này. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên đã được nhận thức và quy định một cách có hệ thống và đầy đủ, đánh giá chính xác được mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của mỗi tình tiết và phù hợp với từng tội phạm cụ thể. Tuy nhiên, về phương diện chủ quan, BLHS năm 1985 và các văn bản sửa đổi, bổ sung Bộ luật này khơng quy định những tình tiết như thủ đoạn phạm tội táo bạo, liều lĩnh, bỉ ổi… là
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như trước đây là chưa hợp lý, bởi những tình tiết đó thực sự làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc cá thể hóa hình phạt và trừng trị cũng như cải tạo, giáo dục người phạm tội.
1.2.1.3. Giai đoạn từ ngày Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực.
BLHS năm 1999 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách tương đối tồn diện BLHS năm 1985 nhưng có kế thừa những nội dung hợp lí, tích cực của BLHS này qua bốn lần sửa đổi, bổ sung. So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có những thay đổi cơ bản mang tính tương đối tồn diện thể hiện sự phát triển mới của luật hình sự Việt Nam. Phần lớn các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 1985 vẫn được kế thừa song có một số tình tiết mới được bổ sung, sửa đổi một cách khá hoàn chỉnh. Tên gọi và điều luật quy định: Tên cũ là “Các tình tiết tăng nặng” quy định tại Điều 39 BLHS năm 1985 đổi thành “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” quy định tại Điều 48 BLHS năm 1999. Việc bổ sung cụm từ
“trách nhiệm hình sự” vào chế định nói trên là hồn toàn đúng đắn và cần thiết nhằm làm rõ nội dung của từng chế định và làm chính xác hóa thuật ngữ pháp lí này. Bên cạnh đó, số lượng, nội dung các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng được sửa đổi, bổ sung [30, tr.36].
Khoản 1 Điều 39 BLHS năm 1985 có 9 điểm tương ứng với 9 nhóm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cịn khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 có tới 14 điểm tương ứng với 14 nhóm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc tăng số lượng điểm quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình do các lí do chủ yếu sau đây:
- Do có một số điểm quy định các tình tiết trong Bộ luật cũ (xem các điểm a, b, g khoản 1 Điều 39) được tách ra thành 2 hoặc 3 điểm của Bộ luật mới hoặc được sắp xếp lại cho có cùng tính chất.
- Có 8 tình tiết mới tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định, đó là: Phạm tội có tính chất chun nghiệp; Phạm tội có tính chất cơn đồ; Xâm phạm tài sản nhà nước; Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng; Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, dịch bệnh để phạm tội; Dùng phương tiện có khả năng gây nguy hiểm cho nhiều người. Việc bổ sung những tình tiết mới này có tác dụng răn đe, phòng ngừa cao; mặt khác nó cũng là căn cứ để Tịa án áp dụng mức hình phạt cao hơn đối với người phạm tội, thể hiện rõ mục đích trừng trị của luật hình sự nói chung và của hình phạt nói riêng.
Mặt khác, BLHS mới cịn loại bỏ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 39 BLHS cũ là phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt vì trùng với tình tiết phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm (tại điểm g Điều 48); đồng thời cũng xóa bỏ bổ ngữ xác định thời gian “sau khi phạm tội” trong tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “sau khi phạm tội, đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm” để làm cho tình tiết này bao quát cả các hành vi trốn tránh và che giấu tội phạm trước, trong và sau khi phạm tội. BLHS mới còn sửa điểm c khoản 1 Điều 39 BLHS năm 1985 “lợi dụng chức vụ cao để phạm tội” thành điểm c khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999 “lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội” nhằm bao quát toàn bộ các hành vi phạm tội do lợi dụng chức vụ, quyền hạn, khắc phục hạn chế của BLHS cũ.