Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tình tiết tăng nặng trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hải dương) (Trang 92 - 97)

5 bị cáo 3 bị cáo 12 bị cáo 7 bị cáo 16 bị cáo 1 bị cáo

3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tình tiết tăng nặng trách nhiệm

nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Việt Nam đã gia nhập nhiều điều ước quốc tế về quyền con người. Sau nhiều năm “nội luật hóa” các quy định của các điều ước quốc tế này, bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam còn gặp phải một số vướng mắc rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ về mọi mặt của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ cũng như của các quốc gia thành viên khác về vấn đề bảo đảm và thực hiện quyền con người. Do đó, cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm, và vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện quyền con người trong tố tụng hình sự, trong đó có áp dụng đúng và đủ các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được áp dụng sẽ dẫn đến hệ quả áp dụng trách nhiệm hình sự ở mức độ nặng hơn, điều này rất dễ dẫn đến việc lạm dụng cũng như làm ảnh hưởng xấu đến các quyền con người. Tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, tiêu chuẩn bảo vệ con người là tiêu chuẩn chung của sự hội nhập. Chính vì vậy, cần thiết tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong tư pháp hình sự, trong đó có trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để áp dụng trong xét xử các vụ án hình sự.

Cần phải tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về nghiên cứu pháp luật thông qua việc thường xuyên tổ chức các hội thảo khu vực và quốc tế nhằm tìm hiểu nội dung các điều ước quốc tế liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc hồn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Mặt khác, cần tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc hồn thiện các quy định vè tình tiết tăng nặng

trách nhiệm hình sự, có thể là tiếp thu để xây dựng các tình tiết mới cũng như loại bỏ các tình tiết khơng cịn phù hợp với luật pháp và thơng lệ quốc tế, đặc biệt là quan tâm đến công tác định lượng trách nhiệm hình sự đối với mỗi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

KẾT LUẬN

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong pháp luật hình sự nước ta từ trước đến nay và ngày càng được hồn thiện. Các loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong pháp luật hình sự mang tính hệ thống, có mối quan hệ biện chứng và phạm tội tuỳ theo các điều kiện kinh tế xã hội, tình hình tội phạm và nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn. Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng ta thấy được chính sách hình sự của Nhà nước ta có nội dung xuyên suốt là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng. Nghiêm trị là một mặt của chính sách hình sự và các tính tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chính là sự biểu hiện của nghiêm trị, đảm bảo tính cưỡng chế pháp lý hình sự cần thiết cho việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Qua việc nghiên cứu đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương)”, tác giả luận văn đã rút ra một số kết luận như sau:

Một là, đưa ra khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, ý nghĩa, phân loại, vai trị của tình tiết tăng nặng trong quyết định hình phạt, quy định của BLHS về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ năm 1945 đến nay và việc tiếp tục hoàn thiện giải pháp bảo đảm áp dụng quy định của BLHS về tình tiết tăng nặng trong quyết định hình phạt.

Hai là, qua thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án hai cấp tỉnh Hải Dương cho thấy, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong quyết định hình phạt là hợp lý. Tuy nhiên, do nhận thức cũng như trình độ, năng lực và trách nhiệm của Thẩm phán nên trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết, xét xử án hình sự có những sai sót, hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giải

quyết án. Do vậy, cần phải đề nghị TAND tối cao ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫn Tòa án các cấp thống nhất áp dụng pháp luật, có giải pháp đồng bộ về tổ chức bộ máy, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, thi tuyển chọn chức danh tư pháp...

Ba là, việc nghiên cứu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong quyết định hình phạt tại Tịa án hai cấp tỉnh Hải Dương cho thấy, hiệu quả việc áp dụng quy định này phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện BLHS góp phần giải quyết vấn đề áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong quyết định hình phạt của người phạm tội một cách cơng minh, có căn cứ và đúng pháp luật, bảo vệ nhân thân, các quyền và tự do của con người và của công dân, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh phòng và chống các tội phạm, cải tạo và giáo dục tốt những người bị kết án và phù hợp chính sách tái hịa nhập họ trở về với cuộc sống của cộng đồng, đưa các nguyên tắc được thừa nhận chung của Nhà nước pháp quyền vào đời sống thực tế.

Bốn là, để nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong quyết định hình phạt của BLHS nói riêng, thì khơng những chỉ chú trọng tăng cường hoạt động lập pháp và giải thích pháp luật hình sự theo u cầu đòi hỏi ngày càng cao của cải cách tư pháp mà phải thực hiện tốt những yếu tố bảo đảm và nâng cao hiệu quả của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự; coi trọng và tăng cường hơn nữa sự phát triển của khoa học pháp luật hình sự; hoạch định tốt chính sách hình sự một cách hệ thống, khách quan và toàn diện; tiếp tục đổi mới và chú trọng công tác tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Năm là, học viên cũng mạnh dạn đưa ra những đề xuất và giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

trong xét xử án hình sự gồm: Cần chun nghiệp hóa đội ngũ Thẩm phán làm công tác xét xử; đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán theo hướng Thẩm phán chuyên xét xử vụ án hình sự, đặc biệt là đối với Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Đối với lực lượng Thẩm phán hiện có, cần tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực xét xử. Đối với nguồn kế cận, tập trung ngay từ khi đang còn được đào tạo bài bản.

Những kết quả đã đạt được trong luận văn là sự thể hiện nỗ lực, cố gắng của tác giả; sự giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện và khả năng nghiên cứu của tác giả, luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hải dương) (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)