nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, các tình tiết sau đây được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
1.2.2.1. Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52).
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015). Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều
khiển thống nhất của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức, là một hình thức đồng phạm, có sự phân cơng, sắp đặt vai trị của những người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu [18, tr.27-29]. Sự cấu kết chặt chẽ được thể hiện bằng các dấu hiệu sau:
- Phạm tội có tổ chức được hình thành với phương hướng hoạt động lâu dài, bền vững, có sự phân cơng vai trị của những người tham gia, có âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động lâu dài và ở mức độ cao.
- Tội phạm được thực hiện bao giờ cũng có kế hoạch từ trước, những người tham gia thực hiện tội phạm có sự tính tốn chu đáo, kỹ càng, đầy đủ mọi mặt từ khi chuẩn bị thực hiện tội phạm cho đến khi thực hiện xong tội phạm.
- Tính táo bạo của những người tham gia thực hiện tội phạm được thể hiện ở chỗ tội phạm được thực hiện đến cùng, đạt bằng được mục đích phạm tội. Phạm tội không phải một lần mà nhiều lần với nhiều tội phạm khác nhau, phạm tội liên tục khi có điều kiện, tội phạm luôn gây nên hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội có tổ chức là nội dung đặc biệt của đồng phạm, mức độ kết cấu cao hơn so với các hình thức đồng phạm khác. Chính vì vậy, phạm tội có tổ chức được coi là hình thức đồng phạm rất nguy hiểm trong việc thực hiện tội phạm.
1.2.2.2. Phạm tội có tính chất chun nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 52)
Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì Tịa án sẽ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chun nghiệp" khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xố án tích;
- Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Khi áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chun nghiệp", cần phân biệt: - Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xố án tích thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là "phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chun nghiệp".
- Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết "phạm tội có tính chất chun nghiệp" là tình tiết định khung hình phạt thì khơng được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của BLHS năm 1999. Trường hợp điều luật khơng có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của BLHS năm 1999.
Khi áp dụng tình tiết này, cần lưu ý rằng khái niệm chuyên nghiệp được hiểu không đồng nghĩa với nghề nghiệp của một người, vì khơng thể coi phạm tội là một nghề kiếm sống, tính chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ tội phạm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần và người phạm tội coi việc phạm tội đó là phương tiện kiếm sống.
1.2.2.3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1 Điều 52)
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ [27, tr. 223].
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tội phạm xảy ra là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan
trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện khơng liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì cũng khơng bị coi là có tình tiết tăng nặng này.
1.2.2.4. Phạm tội có tính chất cơn đồ (điểm d khoản 1 Điều 52)
Việc áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất cơn đồ chủ yếu dựa vào cơng văn số 38/ NCPL ngày 06-01-1976 của Tồ án nhân dân tối cao và Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết ngành Tịa án năm 1995: “Khái niệm cơn đồ được hiểu là hành động của những tên coi
thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vơ cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vơ cớ hoặc vì một dun cớ nhỏ nhặt, ví dụ như đi xe máy, xe đạp va quệt vào người khác, có khi chính mình có lỗi nhưng đã kiếm cớ để đánh hoặc giết người ta, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi nhỏ. Đó là hành vi có tính chất cơn đồ. Những kẻ đâm thuê chém. Mướn phải coi là biểu hiện tính cơn đồ. Trong tội giết người, tình tiết giết người có tính chất cơn đồ là tình tiết định khung tăng nặng trácyh nhiệm hình sự. Đó là trường hợp giết người có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng người khác, giết người khơng có ngun cớ hoặc giết người vì lý do nhỏ nhen, giết người một cách hung hãn, táo bạo, coi thường người khác”.
Cần có sự nhận thức đúng về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất cơn đồ” và tình tiết định tội, định khung cấu thành tội phạm tăng nặng “có tính chất cơn đồ”. Người phạm tội chỉ bị áp dụng các tình tiết này nếu hành vi phạm tội của họ có tính chất côn đồ, tức họ thực hiện
hành vi vì những nguyên cớ nhỏ nhặt, vô lý; nguyên nhân dẫn đến việc họ phạm tội là do bản thân họ mà ra. Trong trường hợp người phạm tội là cơn đồ thì rõ ràng tính chất hành vi của họ cũng phải đảm bảo các tính chất đó thì họ mới bị áp dụng các tình tiết “phạm tội có tính chất cơn đồ”, “có tính chất cơn đồ”. Vì vậy, nhất thiết phải có sự phân biệt rõ giữa cơn đồ với tính chất là thuộc tính của hành vi phạm tội với côn đồ chỉ một người xem thường pháp luật, xem thường lẽ sống. Tuy nhiên, tính chất cơn đồ của hành vi không phải của mọi hành vi đều như nhau mà chúng có những mức độ khác nhau khi đánh giá độ nguy hiểm của chúng. Khi hành vi có tính chất cơn đồ do kẻ cơn đồ gây ra thì rõ ràng mức độ của chúng cao hơn so với hành vi phạm tội có tính chất cơn đồ do người ln chấp hành pháp luật thực hiện.
Đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trên thực tế và nguyên nhân phạm tội, thực tiễn đã chỉ ra rằng, nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội một cách quyết liệt, không tương xứng, không phù hợp với mâu thuẫn, hoàn cảnh, diễn biến sự việc xuất phát từ những nguyên cớ nhỏ nhặt (mâu thuẫn, xích mích thơng thường…) hay vơ cớ (khơng vì bất cứ mâu thuẫn, xích mích hay mâu thuẫn giữa những người khơng liên quan với người phạm tội) thì người phạm tội bị áp dụng tình tiết “có tính chất cơn đồ” hay “phạm tội có tính chất cơn đồ”. Trong trường hợp, người bị thiệt hại có lỗi dẫn đến việc người phạm tội thực hiện hành vi có tính cơn đồ thì khi quyết định hình phạt, Tịa án cũng khơng áp dụng tình tiết “có tính chất cơn đồ”, “phạm tội có tính chất cơn đồ” đối với người phạm tội.
1.2.2.5. Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52)
Phạm tội vì động cơ đê hèn là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ rất xấu xa, thấp hèn, đáng khinh bỉ, khơng kể gì đến danh dự, nhân phẩm, tư cách của một con người. Động cơ của bị cáo mang tính chất hèn nhát, bội bạc, phản trắc, ích kỷ…[27, tr.227]
Phạm tội vì động cơ đê hèn chủ yếu xảy ra đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và các tội xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của công dân. Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội vì động cơ đê hèn" đối với tội phạm thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) và động cơ là để trả thù hoặc để trốn tránh trách nhiệm hoặc để chiếm đoạt tài sản (trừ trường hợp cướp tài sản).
Việc xác định động cơ đê hèn của người phạm tội phải gắn với hành vi phạm tội mà người đó thực hiện. Tính chất đê hèn khơng phải ở hành vi phạm tội mà là ở động cơ phạm tội thuộc mặt chủ quan của cấu thành nên rất khó xác định. Do đó, khi người phạm tội khơng khai thật động cơ phạm tội của mình, thì cần xem xét, đánh giá tất cả các tình tiết khách quan của vụ án, mối quan hệ gia đình và xã hội của người phạm tội với bị hại và người thân của bị hại. Trên cơ sở đó để xác định người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội có vì động cơ đê hèn khơng.
1.2.2.6. Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 52)
Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, là quyết tâm thực hiện ý định phạm tội của mình, mặc dù có sự can ngăn của người khác hoặc có những cản trở khác trong quá trình thực hiện tội phạm. Thể hiện sự quyết tâm phạm tội cao, thực hiện bằng được tội phạm [27, tr.229].
Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng là thể hiện quyết tâm phạm tội của người phạm tội, nên không phụ thuộc vào việc người phạm tội có đạt được mục đích phạm tội hay khơng. Có trường hợp, người phạm tội không đạt được mục đích vẫn có thể bị coi là cố tình thực hiện tội phạm đến cùng. Có trường hợp, người phạm tội có quyết tâm phạm tội, nhưng lại khơng phải là cố tình thực hiện tội phạm đến cùng vì trong quá trình thực hiện tội phạm, họ không bị sự cản trở nào hoặc sự cản trở đó khơng đáng kể.
1.2.2.7. Phạm tội 02 lần trở lên (điểm g khoản 1 Điều 52).
Trong Luật Hình sự Việt Nam, nhà làm luật chưa đưa ra khái niệm chính thức thế nào là “Phạm tội 02 lần trở lên”. Nhưng thông qua một số văn bản hướng dẫn từ phía các cơ quan tư pháp trung ương và từ thực tiễn xét xử, tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên” có thể được hiểu như sau:
- Người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động
đến cùng một đối tượng, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp, mà mỗi hành vi ấy đã có đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập (cùng là hành vi trộm cắp, hiếp dâm, lừa đảo…).
- Khi xét xử, các hành vi đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử hoặc bị xử lý bằng các hình thức khác (đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra…).
- Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.
Xét về bản chất của tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên” có các đặc điểm sau:
- Người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động
đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau.
- Nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẽ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.
- Tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ
thể trong phần riêng BLHS, có thể cùng một khoản, cũng có thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật.
- Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, như: Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án… và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án.
- Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.
1.2.2.8. Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 1 Điều 52)
Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xố án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vơ ý. Tái phạm có các đặc điểm:
- Tội phạm đã bị kết án là tội phạm bất kỳ được quy định trong BLHS, không nhất thiết phải là tội cùng loại, cùng tính chất với tội đang xét xử.
- Người phạm tội đã bị kết án là đã bị Tòa án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Tòa án của các nước khác mà giữa Việt Nam và nước đó có hiệp định về tư pháp.
- Tội phạm mà người phạm tội trước đó đã bị kết án khơng phân biệt họ bị áp dụng hình phạt gì trong hệ thống hình phạt.
- Chưa được xóa án tích là chưa đủ những điều kiện theo quy định từ Điều 69 đến Điều 73 Chương X BLHS năm 2015.
- Tội mới mà người phạm tội thực hiện phải là tội do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
- Nếu án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì khơng tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (khoản 7 Điều 91 BLHS năm 2015).
Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xố án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc đã tái phạm, chưa được xố án tích mà lại phạm tội do cố ý. Tái phạm nguy hiểm có các đặc điểm:
- Đã hai lần phạm tội đều là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc một trong hai lần đó là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý, trong đó có một lần đã bị kết án.
- Đã tái phạm, chưa được xố án tích mà lại phạm tội do cố ý, khơng phân biệt đó là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.
1.2.2.9. Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên (điểm i khoản 1 Điều 52).
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng,