5 bị cáo 3 bị cáo 12 bị cáo 7 bị cáo 16 bị cáo 1 bị cáo
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
dân.
Hoạt động xét xử của Tòa án - trung tâm của hoạt động tư pháp, nơi thể hiện nền công lý, sự đối xử công bằng trong tất cả các mối quan hệ - là một trong những hoạt động biểu hiện tập trung, cụ thể nhất của thực thi quyền lực tư pháp đã được Hiến pháp năm 2013 quy định.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó xác định “Tồ án là trung tâm, xét xử là hoạt động trọng tâm”, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức Tịa án trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” là vô cùng cấp thiết. Cùng với việc củng cố, kiện tồn tổ chức bộ máy các Tịa án nhân dân, cần chỉ đạo rà soát lại đội ngũ cán bộ, cơng chức Tồ án các cấp, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán về các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức phẩm chất, trình độ chun mơn nghiệp vụ, bản lĩnh, kinh nghiệm xã hội và thực tiễn công tác nhằm mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
3.2.3.1. Sắp xếp lại bộ máy theo hướng chuyên sâu (theo loại án, lĩnh vực); rà soát đánh giá lại đội ngũ cán bộ, Thẩm phán để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bố trí sử dụng phù hợp với năng lực, sở trường.
Tòa án nhân dân các cấp tổ chức rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, Thẩm phán. Những người không đáp ứng được yêu cầu về năng lực, tinh thần trách nhiệm hoặc phẩm chất, cần bố trí vào cơng việc khác hoặc đưa vào diện cần xem xét khi thực hiện tinh giản biên chế. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, cần lựa chọn phân loại để đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm hoặc tự tổ chức đào tại tại cơ quan, đơn vị. Trong điều kiện biên chế khơng được tăng thêm, các Tồ án nhân dân cần rà soát điều chuyển cán bộ hợp lý giữa các khâu công tác, giữa các đơn vị tuỳ theo khối lượng cơng việc để khắc phục tình hình khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
3.2.3.2. Đề cao kỷ cương, kỷ luật nghiệp vụ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong hệ thống Toà án.
Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ; phát hiện sớm và khắc phục, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế nghiệp vụ trong hoạt động của Tồ án nói chung và trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án nói riêng theo đúng Quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Toà án nhân dân được ban hành kèm theo Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Việc kiểm tra chun mơn, nghiệp vụ trong các Tịa án nhân dân được thực hiện bằng việc kết hợp giữa tự kiểm tra với kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp trên với Tòa án nhân dân cấp dưới; kết hợp giữa kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất. Tòa án các cấp phải lập kế hoạch kiểm tra theo thẩm quyền. Kết thúc đợt kiểm tra, các đoàn kiểm tra phải tổ chức họp rút kinh nghiệm chung, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót; đề xuất
với cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có sai phạm nghiêm trọng; yêu cầu đối tượng bị kiểm tra báo cáo kết quả khắc phục hạn chế, thiếu sót sau một thời gian nhất định.
3.2.3.3. Xây dựng cơ chế tạo nguồn, tuyển chọn, sử dụng cán bộ, Thẩm phán trên cơ sở tiêu chuẩn của từng chức danh gắn với vị trí việc làm của từng đơn vị.
Các Toà án nhân dân phải tuân thủ đúng quy định của Nhà nước, của Tồ án cơng tác tuyển dụng; bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch vì liên quan đến sự phát triển trong tương lai của hệ thống Toà án. Làm tốt công tác tuyển dụng sẽ tạo ra một thế hệ cán bộ tốt, tạo nguồn lực phát triển đội ngũ Thẩm phán trong sạch, vững mạnh. Xây dựng cơ chế thu hút cán bộ có trình độ; sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, chuyên ngành Toà án loại giỏi về cơng tác tại các Tồ án nhân dân. Có chính sách đặc thù, ưu tiên cho các Tồ án địa phương vùng sâu, vùng xa khó thu hút nguồn nhân lực có chất lượng trong công tác tuyển dụng và đào tạo (mở rộng hình thức cử tuyển, tăng cường việc đào tạo tập trung…). Mở rộng nguồn thi tuyển chọn thẩm phán; việc thi tuyển chọn, nâng ngạch thẩm phán phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch để lựa chọn được những người có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán theo quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014. Tiếp tục cơng khai hóa các kế hoạch thi tuyển chọn thẩm phán để những người có đủ điều kiện đăng ký dự thi, chủ động ôn tập, bảo đảm tính cạnh tranh, cơng bằng trong các kỳ thi tuyển chọn.
3.2.3.4. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm trên cơ sở rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, Thẩm phán và các nhiệm vụ trong từng thời kỳ.
Chú trọng việc đào tạo chuyên sâu sau đại học để xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán giỏi trên từng lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Phối hợp, liên kết với các trường đại học, trung tâm đào tạo khác cùng chuyên ngành để đa dạng hố loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường công tác đào tạo, tự đào tạo qua hoạt động thực tiễn; như: qua các phiên toà rút kinh nghiệm…
3.2.3.5. Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán.
Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Tịa án có ý nghĩa rất quan trọng. Việc bồi dưỡng cần đi vào các nội dung thiết thực đối với từng chức danh công chức; phương pháp bồi dưỡng cần thường xuyên thay đổi, thường xuyên cập nhật để có thể thực hiện được mục tiêu định hướng hành động trong tình hình mới và phải mang tính thống nhất. Cơng tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án cần đi vào các nội dung thiết thực đối với từng chức danh tư pháp; phương pháp bồi dưỡng, giáo dục phải được nghiên cứu đổi mới, thường xuyên cập nhật, với mục tiêu định hướng hành động trong thực hiện nhiệm vụ và mang tính thống nhất. Cùng với việc nghiêm túc học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, cần tập trung giáo dục Thẩm phán thấm nhuần sâu sắc di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ Tịa án: “Phụng cơng thủ pháp, chí công vô tư”, “Tận tụy phục vụ nhân dân”, không thiên vị, tư lợi trong thực thi cơng vụ. Cấp ủy, lãnh đạo các Tịa án nhân dân cần có chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Nguyên tắc “Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia” quy định tại Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là nhằm đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Trong xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán trong mọi vấn đề, kể cả quyết định hình phạt. Số lượng Hội thẩm trong Hội đồng xét xử nhiều hơn số lượng Thẩm phán, nên ý kiến của Hội thẩm có vai trị rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Do vậy, đối với Hội thẩm xét về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không kể thua kém Thẩm phán.
Thực tiễn cho thấy đội ngũ Hội thẩm hiện nay vẫn cịn yếu về trình độ chun mơn, nghiệp vụ để gánh vác trọng trách, đa số Hội thẩm đều có bằng đại học luật nhưng phần lớn là hệ tại chức, cơng tác ở những ngành ít liên quan đến việc áp dụng pháp luật. Số lượng Hội thẩm nhiều nhưng lại ít tham gia xét xử, có Hội thẩm trong năm công tác không tham gia xét xử vụ án nào vì phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm của cơ quan nhà nước. Do vậy, các Tòa án cần tăng cường công tác tập huấn Hội thẩm nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu cho Hội thẩm, tuyển chọn Hội thẩm có trình độ chun mơn nhất định.