Giai đoạn năm 1994-2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực trạng và giải pháp 07 (Trang 34 - 35)

Nhằm khắc phục những thiếu sót, hạn chế pháp luật giai đoạn trước, ngày 23/06/1994, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật lao động, đây là văn bản đầu tiên luật hóa hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đến năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/1999/NĐ-CP quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nghị định đã cụ thể hóa đường lối, chủ tương chính sách bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ mới với việc giới hạn các đối tượng được phép đi làm việc ở nước ngoài,

thủ tục cấp phép hoạt động chuyên doanh và đăng ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,... Trên cơ sở đó, nhiều văn bản pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được ban hành để hướng dẫn các vấn đề: cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phí môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động,...

Các văn bản pháp luật đó kế thừa, cụ thể hóa và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong các quy định pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở giai đoạn trước ở các khía cạnh: giới hạn và quy định cụ thể các “tổ chức kinh tế” được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bổ sung thêm nhiều quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người lao động xuất khẩu (hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ pháp lý, thủ tục xuất nhập cảnh...), giới hạn các đòi hỏi của doanh nghiệp đối với người lao động, xử lý vi phạm quyền lợi người lao động,... Với những hướng dẫn cụ thể đó công tác bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên thực tế đạt nhiều hiệu quả hơn giai đoạn trước, ngày càng có nhiều người lao động Việt Nam có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài hơn, họ có quyền lựa chọn những thị trường lao động, hình thức đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh bản thân, tin tưởng vào sự bảo hộ của nhà nước, mạnh dạn đi xuất khẩu lao động để tìm kiếm việc làm và thực hiện ước mơ thoát nghèo, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận lao động từ đó cũng ngày càng được củng cố và mở rộng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực trạng và giải pháp 07 (Trang 34 - 35)