2.2. Biện pháp bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam trƣớc khi đi làm việ cở
2.2.3. Biện pháp bảo vệ người lao động sau thời gian làm việ cở nước
Hiện nay pháp luật quy định còn rất yếu và thiếu các biện pháp bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài. Biện pháp pháp luật sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động sau khi về nước. Về mặt lý luận thì biện pháp này giúp người lao động nhanh chóng tái hòa nhập với xã hội, thị trừng lao động trong nước sau một thời gian dài xa quê hương, tổ quốc song xét về thực tiễn thì biện pháp này còn mang tính hình thức rất cao. Các biện pháp nhằm đảm bảo mọi công dân Việt Nam đang là lao động bất hợp pháp chưa được pháp luật đề cập đến, các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho người lao động trên đường về Việt Nam cũng bị bỏ ngỏ.
Thiết nghĩ đi làm việc ở nước ngoài là cả một quá trình lâu dài về mặt thời gian và xa cách về mặt lãnh thổ, cho đến khi người lao động đặt chân an toàn về nước và cơ bản hòa nhập được với cuộc sống hiện tại thì mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ họ mới đạt được trọn vẹn. Những biện pháp bảo vệ người lao động trong cả ba giai đoạn trước khi đi làm việc ở nước ngoài, trong thời gian làm việc ở nước ngoài và sau thời gian làm việc ở nước ngoài mà pháp luật Việt Nam đã quy định cơ bản là phù hợp với các quy chuẩn quốc tế, hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, để việc bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đạt hiệu quả hơn nữa pháp luật Việt Nam cần tăng cường bổ sung nhiều biện pháp bảo vệ người lao động hơn nữa trong thời gian làm việc ở nước ngoài và sau thời gian làm việc ở nước ngoài.
Chƣơng 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
3.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng