Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam sau khi làm việ cở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực trạng và giải pháp 07 (Trang 85 - 87)

thông qua tin báo từ phía người lao động, thụ động trong việc nắm bắt tình hình lao động ngoài nước và chậm trễ trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động dẫn đến tình trạng người lao động mất sự tin tưởng vào nhà nước, bi quan về cuộc sống.

Không chỉ vậy, pháp luật cũng chưa có quy định riêng về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động đi làm việc ở nước ngoài là nữ giới, bởi theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước thì hiện nay có tới 215.000 là lao động nữ, chiếm 50,2% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Đây là đối tượng dễ bị ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm, bóc lột sức lao động hơn so với nam [23].

Thực tế vấn đề bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài được manh nha và triển khai từ tháng 12/2009 khi Việt Nam thực hiện Dự án Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự án đã tổ chức nghiên cứu tình hình lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, báo cáo rà soát các chính sách, pháp luật Việt Nam về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo góc độ giới với mục đích tìm ra những khoảng trống nhằm đề xuất các chính sách, khuyến nghị trong việc xây dựng, sửa đổi chính sách để bảo đảm tốt hơn nữa bình đẳng giới, bảo vệ quyền cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài [38]. Tuy nhiên từ đó đến nay Việt Nam còn thiếu và yếu khung pháp lý bảo vệ người lao động nữ giới. Bởi vậy có thể luật hóa vấn đề bảo về người lao động là nữ giới đi làm việc ở nước ngoài là một yêu cầu cấp bách hiện nay.

2.1.3. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam sau khi làm việc ở nước ngoài ngoài

Sau thời gian làm việc ở nước ngoài người lao động vẫn luôn nhận được sự bảo vệ của nhà nước và pháp luật, dù lý do về nước của họ là hết hạn hợp đồng hay về nước trước hạn. Trước tiên đó là vấn đề hồi hương, bao gồm

cả việc hồi hương an toàn, an ninh và hợp pháp cho cho người lao động, tuy nhiên dường như pháp luật Việt Nam đang bỏ ngỏ, chưa chú trọng vấn đề này. Quá trình hồi hương của người lao động có thể diễn ra rất ngắn trong vài giờ đồng hồ tuy nhiên nếu không bảo vệ họ về đến Việt Nam an toàn thì vẫn chưa đạt được mục đích.

Sau khi về nước, người lao động về nước được quyền thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức, cá nhân đưa mình đi làm việc ở nước ngoài. (Khoản 8 Điều 46, khoản 4 Điều 47, khoản 3 Điều 48, khoản 5 Điều 49 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước dành riêng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi về nước. Thanh lý hợp đồng đồng nghĩa với việc họ chấm dứt việc thực hiện các nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân đưa họ đi làm việc ở nước ngoài.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn quy định sau trở về nước người lao động sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ việc làm và khuyến khích tạo việc làm theo quy định của nhà nước. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo cho người lao động về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm phù hợp. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tuyển dụng người lao động về nước vào làm việc hoặc đưa đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động về nước đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác. Người lao động gặp khó khăn thì được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật để tạo việc làm (Điều 59, Điều 60 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

về nước là một chủ trương đúng đắn thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân của mình nhằm hỗ trợ người lao động hòa nhập lại thị trường lao động trong nước và đời sống xã hội sau một thời gian đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tại những quy định đó lại hết sức chung chung, dưới luật cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào, các chính sách chỉ mang tính khuyến khích và cũng không có biện pháp chế tài nếu các chủ thể hữu quan không thực hiện trách nhiệm nên nhìn chung tính hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực trạng và giải pháp 07 (Trang 85 - 87)